Vải Thanh Hà: Sản xuất an toàn, rộng đường xuất khẩu
Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương từ lâu được biết đến với nhiều nông sản mang đặc sắc vùng miền, trong đó có quả vải.
Những năm gần đây, thị trường vải Thanh Hà được rộng đường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, góp phần xoá đói giảm nghèo mà còn giúp người dân làm giàu chính đáng.
Mùa “vải” ngọt
Những ngày này, người dân huyện Thanh Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch vải thiều. Năm nay, thời tiết thuận cùng với sự cần cù, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, chăm bón, mở rộng diện tích trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Nên đến thời điểm này, các vườn vải ở Thanh Hà đều phát triển tốt, cho quả vải to, chất lượng, mẫu mã đẹp, thương lái tấp lập thu mua, tiêu thụ ra thị trường trong nước và xuất khẩu.
Theo ghi nhận của PV Kinh tế nông thôn, dù là đầu vụ thu hoạch nhưng tại huyện Thanh Hà lúc này không khí thu hoạch vải rất tấp nập, thương lái thu mua tại các điểm nhộn nhịp, hứa hẹn một mùa vải bội thu.
Đang nhanh tay bó những chùm vải của gia đình vừa cắt, cho kịp thương lái vận chuyển về Hà Nội tiêu thụ, cô Lê Thị Mái, thôn Vĩnh Xác, xã Thanh Cường, huyện Thanh Hà cho biết: “Vườn vải của gia đình có 1 mẫu, được trồng các loại vải Trứng Trắng; U Hồng; Tàu Lai… Năm nay, giá vải U Hồng được giá 30.000đ/kg, xuất bán đi thị trường Hà Nội là chính. Dự kiến sản lượng năm nay của gia đình đạt 7 tấn/1 mẫu (cao hơn năm 2021), giá bán cũng có nhỉnh hơn. Tuy nhiên, năm nay mọi thứ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu… chăm sóc cho vải lại tăng gấp đôi, bởi mọi thứ giá cả đều tăng”.
Cũng chung quan điểm với nhiều hộ dân, bác Lê Sỹ Quân, thôn Hạ Trường, xã Thanh cường, huyện Thanh Hà bộc bạch: “Hiện nay, trên phần diện tích 1 mẫu của gia đình được trồng vải theo tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng dự kiến đạt 6-7 tấn quả. Tuy năm nay giá vải đầu mùa có được giá, tăng cao hơn so với năm ngoái, nhưng chi phí chăm sóc cho quả vải năm nay rất cao, mọi thứ lân, đạm, thuốc vảo vệ thực vật, xăng… đều tăng, kéo theo công chăm sóc và chi phí đều tăng. Cũng huy vọng vụ vải năm nay được mùa, được cả giá, thị trường tiêu thụ sôi động để bà con phấn khởi".
Có mặt tại điểm thu mua vải của anh Lê Quý Nam, chợ Đình, xã Thanh Cường, huyện Thanh Hà, người dân tấp lập người dân chở những thùng xe vải đến điểm thu mua. Anh Nam cho biết, gia đình làm nghề thu mua vải xuất đi thị trường Trung Quốc gần 20 năm nay, mấy năm nay quả vải Thanh Hà thuận lợi xuất biên sang Trung Quốc. Mỗi ngày, cơ sở thu mua dự kiến khoảng 20 – 30 tấn vải với gía trung bình từ 28.000 - 30.000đ/kg. Đây mới là thời điểm đầu mùa nên chưa tắc đường, khi vào thu hoạch chính vụ, người dân tấp lập chở theo các thùng vải đến các điểm cân, khiến cho đoạn đường tắc nghẽn. Nhìn các thùng vải chất lượng của người nông dân mới thấm thía được sự vất vả, kỳ công chăm sóc của họ.
Ông Đặng Văn Hùng, Giám đốc HTX nông nghiệp Thanh Cường cho biết, cây vải và một số cây ăn quả khác tại địa phương đã trở thành nguồn thu nhập chính cho người dân xã Thanh Cường. Năm nay, thời tiết rất thuận lợi cho quả vải phát triển, đặc biệt là vải U hồng, Tàu Lai. Hơn nữa thời điểm này cửa khẩu xuất hàng sang Trung Quốc được thuận lợi hơn, đây cũng chính là lợi thế giúp quả vải của địa phương xuất bán được giá hơn, nông sản thông thương không bị ùn ứ hay quay đầu.
Rộng đường tiêu thụ
Quả “vải” từ lâu đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Thanh Hà. Năm 2022, toàn huyện Thanh Hà trồng khoảng 3.300 ha vải, trong đó có 1.600 ha vải sớm, còn lại là vải chính vụ. sản lượng dự kiến đạt 40.000 tấn.
Đến nay, toàn huyện có 400 ha vải được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, 50 ha vải được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Huyện hiện có 155,3 ha vải được cấp mã số vùng trồng.
Để chủ động công tác tiêu thụ vải, huyện Thanh Hà đã lên kế hoạch đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tại các thành phố lớn trên cả nước lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh... phối hợp với các trung tâm, siêu thị lớn. Đồng thời, hướng tới tăng sản lượng vải xuất khẩu sang các thị trường chất lượng cao.
Cùng với sự lan tỏa rộng tại thị trường trong nước, trái vải thiều của huyện Thanh Hà còn vươn mạnh sang thị trường Trung Quốc, Australia, Pháp, Nhật Bản, Singapore, Canada, Mỹ… được người tiêu dùng đánh giá cao về mẫu mã, chất lượng.
Vụ vải thiều năm 2021, huyện Thanh Hà đã tiêu thụ 41.000 tấn. Trong đó thị trường nội địa khoảng 20%, được tiêu thụ trên hệ thống các siêu thị, các sàn thương mại điện tử, các chợ đầu mối nông sản lớn trên cả nước. Về thị trường xuất khẩu, vải thiều chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc với khoảng 60% sản lượng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn như công ty CP Ameii Việt Nam, Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Rồng Đỏ, Công ty CP nông sản Hưng Việt, Công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu… là những đơn vị đầu mối thu mua vải thiều xuất đến các thị trường chất lượng cao như Nhật Bản, Mỹ, Australia, EU… với tổng sản lượng tiêu thụ khoảng 20%.
Vải thiều Thanh Hà ngày càng khẳng định vai trò là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện và nâng cao đời sống, thu nhập cho nông dân.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.