Thấy cây dược liệu bị Trung Quốc thu mua đến tận giệt, một trai làng dũng cảm thành lập HTX, giúp bà con thoát nghèo, giữ cây thuốc quý.
Sinh ra và lớn lên tại xã Mường Vi, huyện Bát Xát (Lào Cai), anh Vàng Văn Sưởng, chứng kiến người dân Trung Quốc, sang khai thác cây dược liệu quý hiếm của vùng quê anh, ngày càng nhiều như: quả màng tang, cây chùa dù, củ nghệ vàng, củ gừng trâu, gừng tía… là những loại dược liệu quý, để chiết xuất tinh dầu và chữa bệnh rất tốt.
Sau nhiều trăn trở, suy nghĩ, anh đã vận động bà con trong bản thành lập HTX kiểu mới, để trồng và phát triển cây dược liệu, có nhiều ở vùng quê mình, không để người Trung Quốc sang thu hái tận giệt như vậy.
Sau hơn một năm vận động, và nỗ lực không ngừng, anh Sưởng đã thành lập Hợp tác xã Mường Kim, với 16 thành viên, chuyên trồng và phát triển cây dược liệu, đồng thời, chưng cất chiết xuất thành tinh dầu.
Trước mắt, do mới thành lập, HTX mới chỉ trồng được gừng gió, còn lại, chủ yếu mua của bà con cây dược liệu, có trong tự nhiên. Tuy nhiên, HTX hướng dẫn bà con cách thu hái bền vững, không tận thu. Đặc biệt, Mường Kim đã có dự án trồng cây hương nhu, và đang nghiên cứu trồng thử nghiệm một số cây dược liệu quý hiếm khác.
Hiện, sau nhiều nỗ lực, HTX đã có 13 sản phẩm tinh dầu như: Màng tang quả 50.000 đồng/lọ, màng tang lá 60.000 đồng/lọ, sả chanh 70.000 đồng/lọ, sả Ja va 50.000 đồng/lọ, củ nghệ vàng 100.000 đồng/lọ, củ gừng trâu 100.000 đồng/lọ, ngải cứu 120.000 đồng/lọ (loại 10 ml), loại 0,5 ml ít tiền hơn…
Đặc biệt, các loại tinh dầu sả có 18 tác dụng rất tốt như: Giảm đau đầu, chăm sóc da, khử mùi hôi, giảm sốt, giệt vi khuẩn; hỗ trợ hệ miễn dịch, đẩy lùi căng thẳng, chống ô xy hoá, giảm cholesterol…
Theo đó, để có máy móc sản xuất tinh dầu, anh Sưởng phải mua 2 máy chiết xuất tinh dầu, công suất 5 tạ/mẻ, máy thái dược liệu, 1 máy xay, 1 lò sấy, 1 dàn nấu cao thủ công, với số vốn đầu tư khoảng 800.000 triệu đồng, trong đó, thành viên góp được không đáng kể, còn lại phải vay.
Người dân Mường Vi thu hoạch gừng gió
“Khó khăn trước mắt còn rất nhiều, nhưng điều đáng mừng là, lương của các thành viên khá ổn định từ 4 – 6 triệu đồng/người/tháng.
Sắp tới, để HTX phát triển bền vững, tránh tận thu nguồn nguyên liệu, vì không thể khai thác tự nhiên được mãi, HTX rất cần được vay vốn ưu đãi, để đầu tư trồng một số cây dược liệu, cây có tinh dầu; xúc tiến tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm”- ông Sưởng chia sẻ.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.