Sáng 14/1, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức lễ xuất lô hàng thủy sản đầu tiên của năm 2018 tại Cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh.
Lô hàng đầu tiên gồm ba container tôm đông lạnh, cá biển và cá tra phi lê có tổng giá trị gần 600.000 USD, được xuất sang ba thị trường là Canada, Mỹ và Anh. Đây cũng là những thị trường lớn truyền thống của thủy sản Việt Nam.
Theo ông Ngô Văn Ích, Chủ tịch VASEP, năm 2017 ngành thủy sản đã vượt qua những thách thức về nguyên liệu và thị trường để hoàn thành vượt mức kế hoạch xuất khẩu với kim ngạch đạt 8,3 tỷ USD.
Sự kiện xuất khẩu lô hàng thủy sản đầu tiên của năm 2018 sẽ đánh dấu sự bắt đầu hành trình tiến tới mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Đó cũng là lời cam kết của các doanh nghiệp thủy sản trong việc tập trung xây dựng chuỗi giá trị ngành bền vững nhằm vượt qua mọi thách thức, sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, ngày càng tiến xa hơn vào chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho rằng năm qua mặc dù ngành nông nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn và chịu tổn thất nặng nề do thiên tai, bão lũ nhưng đã đạt được mức tăng trưởng tích cực. Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 36,37 tỷ USD; trong đó, thủy sản là ngành hàng có bước phát triển nổi bật, lần đầu tiên vượt qua mốc 8 tỷ USD.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, năm 2018 ngành thủy sản Việt Nam có nhiều tiềm năng tiếp tục phát triển mạnh mẽ và được kỳ vọng sẽ tạo nên cột mốc mới về giá trị xuất khẩu, vượt qua chỉ tiêu được giao 8,5 tỷ USD.
Để thực hiện mục tiêu trên, bên cạnh việc khai thác hiệu quả những thị trường truyền thống như Mỹ, EU, ngành thủy sản Việt Nam cần chú trọng phát triển các thị trường tiềm năng khác như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Các doanh nghiệp cũng cần đầu tư nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để tạo thêm giá trị gia tăng và thương hiệu cho thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.