Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 15 tháng 3 năm 2021 | 8:53

Việt Nam nhân bản thành công lợn có nguy cơ tuyệt chủng

Lần đầu tiên, giống lợn ỉ có nguy cơ tuyệt chủng được các nhà khoa học của Viện Chăn nuôi nhân bản thành công.

Ngày 14/3, Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công bố kết quả bốn con lợn ỉ con khỏe mạnh, phát triển tốt nhờ công nghệ nhân bản từ tế bào soma mô tai (trưởng thành).

Lợn ỉ là giống lợn địa phương ở miền Bắc Việt Nam, lông và da đen tuyền, đầu nhỏ, chân ngắn, lưng võng. Giống này ít thịt nạc, nhiều mỡ, trọng lượng 40-50 kg, hiệu quả kinh tế không cao, nhưng thịt thơm ngon và đang có nguy cơ tuyệt chủng.

 

Cán bộ Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội kiểm tra sức khỏe lợn ỉ con được nhân bản thành công ngày 14/3. Ảnh: Văn Giang.

Cán bộ Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội kiểm tra sức khỏe lợn ỉ con được nhân bản thành công ngày 14/3. Ảnh: Văn Giang.

 

Tám tháng trước, Viện chăn nuôi đã tổ chức triển khai đề tài "Nghiên cứu tạo lợn ỉ bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào soma" nhằm bảo tồn cung cấp giống gốc, nuôi theo hướng đặc sản, chế biến sâu.

TS Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Chăn nuôi đánh giá, đây là bước tiến vượt bậc về khoa học công nghệ của Việt Nam trong lĩnh vực nhân bản động vật.

Công nghệ áp dụng nhân bản lợn ỉ được thực hiện với quy trình tạo dòng "tế bào cho" từ mô tai, cấy chuyển nhân tế bào cho và tạo phôi lợn nhân bản, cùng nhiều quy trình chuyên môn khác. Đặc biệt, các nhà khoa học đã áp dụng các phương pháp mới như tạo tế bào trứng nhận không có màng sáng (zona pellucida) trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế.

"Thành tựu này đã mở ra các hướng nghiên cứu mới về ứng dụng công nghệ nhân bản động vật trong chọn giống, bảo tồn các loài động vật có giá trị cao, quý hiếm", ông Thiếu nói. Kết quả đạt được của đề tài đã được công bố trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế.

 

Lợn ỉ nhân bản được 4 ngày tuổi khỏe mạnh, phát triển bình thường. Ảnh: Văn Giang.

Lợn ỉ nhân bản được 4 ngày tuổi khỏe mạnh, phát triển bình thường. Ảnh: Văn Giang.

 

Công nghệ nhân bản vô tính ở động vật được các nhà khoa học thực hiện thành công từ năm 1979, tạo ra các cá thể từ một tế bào lấy từ nguyên bản gốc mà không phụ thuộc vào quá trình thụ tinh.

Đến năm 1996, sau 276 lần thử nghiệm, các nhà khoa học Scotland đã thành công trong việc nhân bản vô tính trên động vật có vú đầu tiên (nhân bản từ một tế bào soma lấy từ một động vật trưởng thành bằng kỹ thuật cấy chuyển nhân tế bào soma) để tạo ra được con cừu Dolly. Hai năm sau, các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã nhân bản 8 con bê từ một con bò duy nhất. Hiện nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng công nghệ nhân bản vô tính.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top