Nếu cuối quý 2/2020, dịch Covid-19 “dịu xuống”, thị trường thế giới mở cửa trở lại, tôm Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, trong khi xuất khẩu các mặt hàng như: cá tra, cá ngừ, hải sản đều giảm thì xuất khẩu tôm Việt Nam quý 1 năm nay vẫn khả quan hơn khi tăng trưởng nhẹ trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Hiện, Mỹ đứng thứ 2 về nhập khẩu tôm Việt Nam, chiếm tỷ trọng 18,4% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Quý 1/2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 115,5 triệu USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Tôm Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu sau đại dịch. (Ảnh minh họa) |
Dịch Covid-19 lây lan rộng ở Mỹ bắt đầu từ tháng 3/2020 khiến hoạt động nhập khẩu hàng hóa trong đó có tôm vào thị trường này bị đình trệ. Nhu cầu nhập khẩu cũng giảm do giảm mạnh tiêu thụ ở phân khúc dịch vụ thực phẩm do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, tại các hệ thống bán lẻ vẫn thu mua hàng bình thường nhằm đáp ứng nguồn hàng thiếu hụt do người tiêu dùng Mỹ đổ xô mua đồ trích trữ từ đầu dịch. Trong khi nguồn cung tôm từ Ấn Độ, Ecuador và Thái Lan đang giảm sút do lệnh phong tỏa quốc gia, khách hàng Mỹ đã quay sang mua tôm Việt Nam.
Tại thị trường trong nước, sau một thời gian sụt giảm do ảnh hưởng từ đại dịch, từ đầu tháng 4/2020, giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL đang dần tăng trở lại. Việc giá tôm nhích lên mở ra kỳ vọng thuận lợi cho sản xuất vụ tôm mới.
Theo VASEP, dù giá tôm nguyên liệu đã tăng tích cực hơn nhưng do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh trên tôm, dịch Covid-19 phức tạp tại các thị trường tiêu thụ chính, nên người dân vẫn e dè trong việc thả nuôi. Nếu những yếu tố trên không được khống chế, sẽ rất dễ xảy ra thiếu hụt nguyên liệu tôm khi thị trường hồi phục.
VASEP cho rằng, thời gian của vụ tôm nước lợ năm 2020 vẫn còn dài, những dấu hiệu thuận lợi bắt đầu xuất hiện ngày một rõ ràng hơn như: nhu cầu tiêu thụ tôm thế giới vẫn nhiều vì tôm là thực phẩm thiết yếu, việc kiểm soát dịch bệnh ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc đang có chiều hướng tốt hơn sẽ có thêm hy vọng cho người nuôi và nhà máy chế biến khi đầu ra phần nào được tháo gỡ.
Bên cạnh đó, tại thị trường EU, Việt Nam có lợi thế ưu đãi từ Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực vào tháng 7 tới, đặc biệt đối với sản phẩm tôm có mức thuế mà Ấn Độ, Thái Lan hay các nước khác không có lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro tiềm ẩn, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và người nuôi tôm cần liên kết chặt chẽ hơn để vượt qua khó khăn, nắm bắt thời cơ khi thị trường hồi phục./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…