Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 11 tháng 11 năm 2021 | 21:23

Vụ đông xuân vùng ĐBSCL gặp khó

Theo Cục Trồng trọt, vụ đông xuân năm 2021-2022 ở đồng bằng sông Cửu Long đang cùng lúc đối mặt nhiều thách thức. Từ dịch Covid-19, nguy cơ xâm nhập mặn, thị trường khó đoán định, giá phân bón liên tục tăng cao… là những thách thức lớn cho người sản xuất.

Giá vật tư nông nghiệp tăng mạnh

Theo khảo sát tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp ở ÐBSCL, hiện giá phân đạm (Urê) Phú Mỹ và Cà Mau ở mức 750.000-770.000 đồng/bao, cao hơn từ 300.000-330.000 đồng/bao (50 kg) so với hồi đầu năm và cùng kỳ năm trước. Còn một số loại Urê nhập khẩu từ Trung Quốc có giá 740.000-760.000 đồng/bao. Phân Kali (Canada, Israel, Nga) cũng đang ở mức 760.000-770.000 đồng/bao, trong khi tháng trước giá chỉ từ 650.000-670.000 đồng/bao. DAP Hồng Hà nhập khẩu từ Trung Quốc và DAP Hàn Quốc có giá 990.000-1.200.000 đồng/bao…

Theo ông Phan Thiện Khanh, ở ấp Định Khánh B, xã Định Môn (Thới Lai, TP Cần Thơ) cho hay, giá phân bón tăng quá cao nên đối với những diện tích lúa trúng mùa thì bà con cũng lãi rất ít, còn lúa thất mùa là coi như trắng tay.

Ông Khanh cho biết, nếu vụ đông xuân giá lúa và giá phân bón vẫn giữ như vậy thì rất khó có lời. Bà con trồng lúa ở đây cũng đang lo lắng trước tình trạng giá phân bón tăng. Đông xuân là vụ lúa quan trọng trong năm nên ai cũng ‘ấm bụng’ xuống giống…

 

 Ngoài ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn, hiện ĐBSCL đang gặp khó khăn do giá phân bón tăng cao.

 

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết, vụ lúa đông xuân năm 2021-2022, toàn tỉnh dự kiến xuống giống 190 nghìn ha, cần sử dụng 133 nghìn tấn phân bón và gần 2.100 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, hiện tại giá vật tư đầu vào, nhất là giá phân bón tăng mạnh khiến người nông dân lo lắng. Thời điểm hiện tại, nông dân đang bước vào gieo sạ vụ đông xuân 2021-2022. Khảo sát giá phân bón tại thị trường cho thấy, giá các loại phân bón đang ở mức rất cao, nhiều loại phân bón đã có mức tăng gấp hơn hai lần so với thời điểm cuối năm 2020.

Về vấn đề này, ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, giá phân bón tăng cao ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, bởi phân bón chiếm từ 20 đến 25% chi phí sản xuất.

Theo các cửa hàng vật tư nông nghiệp, giá nhiều loại phân bón vẫn tiếp tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu dừng lại, do các nhà máy và đầu mối cung cấp phân bón cho biết là giá phân bón trên thế giới tăng, giá nguyên liệu nhập khẩu và chi phí đầu vào phục vụ sản xuất phân bón trong nước cũng tăng…

Cùng vấn đề này, nhiều chuyên gia dự báo, giá phân bón trong nước có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới, bởi những tác động khách quan từ giá dầu, nguyên nhiên liệu sản xuất cũng như giá nhập khẩu phân bón tăng.

Theo dự báo của Cục Hóa chất (Bộ Công thương), phân bón đang trong chu kỳ tăng giá và dự báo sẽ tiếp tục giữ ở mức cao đến hết năm bởi nguồn cung trên thế giới và khu vực đang thiếu hụt, các chi phí, nguyên liệu sản xuất đều tăng giá mạnh.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cho biết, chưa bao giờ vụ đông xuân ở ĐBSCL lại phải đối mặt với nhiều thách thức như vụ đông xuân 2021-2022. Mấy năm gần đây, vụ lúa này thường chỉ đối mặt với một thách thức lớn là nguy cơ xâm nhập mặn, hạn hán vào cuối vụ. Nhưng năm nay phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như đại dịch Covid-19, nguy cơ xâm nhập mặn, giá phân bón liên tục tăng cao và khó đoán định trong thời gian ưới.

Nhiều giải pháp 

Trước tình hình giá phân bón tăng cao, tình trạng xâm nhập mặn trong mùa khô 2021 - 2022, Bộ Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo, các địa phương trong vùng ĐBSCL cần khẩn trương xuống giống sớm để phòng tránh, giảm đến mức thấp nhất nguy cơ thiệt hại do xâm nhập mặn, hạn hán, tạo điều kiện cho nông dân ra đồng vừa sản xuất vừa bảo đảm phòng, tránh dịch bệnh. Trong tháng 11, toàn vùng cần tập trung xuống giống 700 nghìn ha, diện tích còn lại cố gắng làm trong tháng 12. Chú trọng sản xuất các nhóm giống lúa chất lượng cao, đặc sản, lúa thơm, nếp... do có thị trường rộng mở.

 

 Gieo sạ cũng là một giải pháp làm giảm chi phí canh tác.

 

Cùng với đó, các tỉnh cần tạo điều kiện cho nông dân ra đồng vừa sản xuất vừa đảm bảo phòng tránh dịch bệnh; thay thế DAP bằng các phân đơn Urea, phân lân nung chảy hoặc Super lân, giảm lượng giống gieo sạ… Nếu nông dân quan tâm, áp dụng được các biện pháp kỹ thuật như trên, có thể giảm giá thành sản xuất lúa được khoảng vài trăm đồng/kg lúa.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, với kinh nghiệm thành công từ những vụ đông xuân trước và tình hình xuống giống như hiện nay, có thể hy vọng sẽ lại có một vụ đông xuân thành công. Tuy nhiên, để giải được bài toán về hiệu quả sản xuất cho người nông dân lại là một vấn đề nan giải và nằm ngoài khả năng của ngành nông nghiệp, nhất là khi giá các loại phân bón chủ lực như Urea, DAP, Kali… đang tăng không ngừng.

Một số ý kiến cho rằng, nếu muốn tránh áp lực về chi phí phân bón, nông dân có thể sản xuất theo kiểu không sử dụng phân bón, tuy nhiên năng suất sẽ rất thấp, chỉ khoảng 3-3,5 tấn/ha. Muốn có doanh thu tốt, nông dân vẫn phải sử dụng phân bón để đạt năng suất cao.

Bàn về vấn đề giảm giá thành sản xuất lúa, một số chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt cho rằng, việc giảm khối lượng hạt giống lúa gieo sạ sẽ giúp nông dân giảm chi phí đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giảm lượng giống sử dụng xuống từ 100 đến 120 kg/ha, cùng với việc áp dụng biện pháp kỹ thuật giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lợi nhuận trồng lúa sẽ cao hơn khoảng 10%.

Bên cạnh đó, việc tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận và nguyên chủng sẽ giúp năng suất và chất lượng lúa gạo, mang lại lợi nhuận cao hơn cho người sản xuất và tăng lợi thế cạnh tranh cho ngành hàng lúa gạo xuất khẩu. Đồng thời, người dân cần đẩy mạnh áp dụng gói kỹ thuật “một phải năm giảm” một cách đồng bộ. Tăng cường bón lót phân hữu cơ, sử dụng các dạng phân ure chậm tan để chống thất thoát đạm, gieo sạ thưa hợp lý, tưới theo phương pháp “nông - lộ - phơi” và theo sổ tay hướng dẫn tưới tiết kiệm nước của Tổng cục Thủy lợi ban hành.

Thông tin từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và các tổ chức khác cho thấy nhu cầu lương thực vẫn đang tăng lên trên toàn cầu. Năng suất lúa của Việt Nam đã ở mức rất cao, do đó dư địa tăng năng suất không còn nhiều. Muốn tăng hiệu quả sản xuất của nông dân, tăng sức cạnh tranh cho lúa gạo Việt Nam thì chỉ bằng cách tập trung nâng cao chất lượng và giảm giá thành.

Đảo đảm nguồn cung phân bón, bình ổn thị trường, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Cục Quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tình hình kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng tăng giá, bán hàng không bảo đảm chất lượng, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

 

 

Trong khi đó, lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Long An đã tổ chức các đoàn công tác làm việc với nhiều nhà máy sản xuất phân bón trên địa bàn. Cùng đó, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất để bảo đảm nguồn cung trên thị trường.

Để góp phần cân bằng giá phân bón, làm giảm đà tăng giá, các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước như Phú Mỹ, Cà Mau hay Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đều đã tăng sản lượng sản xuất phân bón từ 15% đến 30%, bảo đảm cung ứng phân bón đủ cho sản xuất nông nghiệp.

Dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường nên hiện không ai có thể mạnh dạn dự báo về giá lúa, về thị trường lúa gạo khi ĐBSCL khi bước vào thu hoạch rộ vụ đông xuân. Do vậy, hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa ĐBSCL vẫn là câu hỏi đang bỏ ngỏ trong khi giá phân bón vẫn tăng lên không ngừng. Việc người trồng lúa và chính quyền địa phương chủ động thực hiện các giải pháp nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng năng suất cây trồng sẽ góp phần mang lại lợi nhuận cho người nông dân là rất cần thiết. 

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top