Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến thời điểm này, vùng Bắc Trung Bộ lúa đã trỗ được khoảng 80% diện tích, sẽ trỗ hết trước 30/4 và dự kiến thu hoạch xong trước 30/5.
Lúa vùng ĐBSH chưa phát sinh các loại sâu bệnh gây hại đáng kể |
Thông tin từ Văn phòng Bộ NN&PTNT cho biết, nhằm chủ động sớm ứng phó với nguy cơ sâu bệnh trên lúa đông xuân tại các tỉnh phía bắc, ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đã kiểm tra tình hình thực tế cũng như công tác phòng trừ tại một số địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH).
Tại các tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, đến thời điểm này, một số diện tích lúa đông xuân trà sớm đã thấp thoi trỗ đòng, trà lúa chính vụ đang giai đoạn làm đòng, dự kiến sẽ trỗ tập trung từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 5/2020. Tuy nhiên, hiện diễn biến thời tiết tại các tỉnh phía bắc hiện vẫn mưa ẩm, nền nhiệt thấp, độ ẩm cao, rất thuận lợi cho nguy cơ các loại bệnh trên lúa đông xuân.
Vùng ĐBSH và Trung du Miền núi phía bắc lúa đang giai đoạn làm đòng, trà lúa sớm đang đòng-trỗ, lúa đang sinh trưởng, phát triển tốt; dự kiến sẽ thu hoạch xong trước 30/6/2020.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá, từ đầu vụ đông xuân đến nay, các địa phương phía Bắc đã rất chủ động chỉ đạo công tác chăm sóc, dự tính dự báo và khẩn trương tổ chức tốt công tác phòng trừ, nhất là bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá nhỏ.
Đến thời điểm này, tổng thể lúa đông xuân tại các tỉnh phía bắc, nhất là vựa lúa vùng ĐBSH vẫn đang sinh trưởng phát triển tốt, chưa phát sinh các loại sâu bệnh gây hại đáng kể trên lúa. Trình độ thâm canh, áp dụng đồng bộ các gói kỹ thuật trong canh tác lúa đã tiếp tục được đẩy mạnh trong vụ đông xuân 2020.
Tuy nhiên, đây đang là giai đoạn hết sức nhạy cảm, trong vòng nửa tháng tới sẽ quyết định tới thắng lợi của vụ đông xuân. Đặc biệt trong điều kiện diễn biến thời tiết vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sâu bệnh phát sinh, các địa phương tuyệt đối không được lơ là, quyết liệt bám sát đồng ruộng, dự tính dự báo chính xác để chủ động các phương án phòng trừ, giảm thiểu tối đa thiệt hại đối với lúa đông xuân tại các tỉnh phía Bắc.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cuối tháng 4 - đầu tháng 5/2020, vẫn còn những đợt không khí lạnh gây ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, kèm theo mưa ẩm kéo dài, có nơi mưa vừa, mưa to và giông lốc.
Đây là giai đoạn đúng vào thời kỳ lúa trỗ tập trung có thể làm lúa thụ phấn thụ tinh kém hoặc lúa đang ngậm sữa - chắc xanh bị đổ ngã, gây thiệt hại đến năng suất. Đây cũng là điều kiện thời tiết rất thuận lợi cho một số sinh vật gây hại phát sinh gây hại nặng và khó khăn cả trong tổ chức phòng trừ, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu và rầy lưng trắng.
Vì vậy, các địa phương cần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn bố trí cán bộ kỹ thuật theo dõi, bám sát đồng ruộng, điều tra phát hiện sớm sinh vật gây hại để kịp thời chỉ đạo phòng chống hiệu quả; duy trì hệ thống thông tin, báo cáo từ địa phương lên trung ương theo quy định để phối hợp, chỉ đạo kịp thời.
Bên cạnh đó, các địa phương lấy tinh thần tập trung thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa đã chín theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; tăng cường công tác nạo vét kênh mương nội đồng, khơi thông dòng chảy, tiêu úng kịp thời khi có mưa lớn xảy ra.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…