Từ người có sở thích yêu hoa hồng, trồng hoa để thỏa mãn niềm đam mê, chị Hồ Thị Mùi đã nâng tầm quy mô thành vườn hoa cây cảnh chuyên cung cấp các giống hoa đẹp ở khắp các miền Bắc, Trung, Nam cho người yêu hoa Hà Tĩnh.
Rong ruổi trên các con phố ở Hà Tĩnh, chúng tôi cảm nhận được cái Tết đang đến thật gần. Trong nắng mới, vườn hoa cây cảnh Mai Viên (đường Xuân Diệu - TP Hà Tĩnh) thêm lung linh sắc màu. Sắc hương ấy cùng tâm huyết và bàn tay khéo léo của bà chủ vườn hoa Hồ Thị Mùi đang vẽ nên một mùa xuân mới với bao khát vọng, yêu thương.
Từ người có sở thích yêu hoa hồng, trồng hoa để thỏa mãn niềm đam mê, chị Hồ Thị Mùi đã nâng tầm quy mô hoa vườn nhà thành một vườn hoa cây cảnh chuyên cung cấp các giống hoa đẹp ở khắp các miền Bắc, Trung, Nam cho người yêu hoa Hà Tĩnh.
Chị bảo rằng, khi mệt mỏi chỉ cần ngắm hoa, chỉ khi ở bên cây nhìn cách cây cựa mình tách vỏ, cái cách cây đâm chồi nảy lộc, cái cách cây bật nụ xoè hoa…, chị mới thấy mình thông tuệ nhất, hoạt bát, yêu đời, tĩnh tâm nhất.
Từ mong muốn được chia sẻ tình yêu hoa với người dân Hà Tĩnh, hàng năm, chị Mùi đều đến các nhà vườn để tìm hiểu về các loài hoa, lựa chọn những loại phù hợp với thị hiếu cũng như khí hậu ở Hà Tĩnh để đặt hàng. Trong đó, chị đặc biệt dành phần lớn diện tích của Mai Viên cho hoa hồng. Quy tụ nhiều giống hoa luôn rực rỡ sắc hương khiến nhiều người 'mê mẩn'.
Trò chuyện về hoa hồng, chị Mùi nói mải mê không ngừng, mắt rực sáng lấp lánh, gương mặt ngời lên hạnh phúc như thể một người đang yêu, chị yêu vườn của mình; yêu những khóm hồng đại thụ mà chị lăn lộn khắp Hưng Yên, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định... để săn tìm và nhân giống; yêu những bông Bạch Vân Khôi mỏng manh như sương khói; yêu cây hồng mảnh dẻ gốc Đồng Tháp cho ra đôi đóa hoa to bằng bàn tay, đến lúc gần tàn mới chuyển loang lổ màu da báo bí ẩn; yêu những cây hoa nhập ngoại mỏng manh và kiêu hãnh đang được đóng thùng chuyển cho khách các tỉnh xa...
“Tôi rất mê hoa hồng cổ bởi vẻ đẹp của nó. Đều là loại hồng bụi nhưng mỗi loài hồng cổ có sắc thái, vẻ đẹp riêng. Hồng cổ Vân khôi mang vẻ đẹp dịu dàng, với những cánh hoa ở tâm xếp cuộn xoáy hình hoa, hút hồn người thưởng lãm. Còn hồng cổ Sa Pa thì lại tượng trưng cho sự đầy đủ, trọn vẹn, tràn đầy và ngọt ngào của tình yêu đôi lứa... Khách sành chơi hoa rất thích hoa hồng cổ mặc dù giá của các loài hồng cổ cao gấp nhiều lần so với các loại hoa hồng khác... ”, chị Mùi chia sẻ.
Theo chị Mùi, để yêu hoa cũng phải có nghề, trồng hoa không khó nhưng đòi hỏi phải tỉ mẩn, công phu. Vì thế nhiều người ví chăm hoa còn hơn chăm con mọn. Muốn có những chậu hoa nở đẹp, sai bông, ngoài chăm sóc đúng kĩ thuật, thì phải dành tình yêu cho hoa…
Trước khi đến với nghề kinh doanh hoa cảnh, chị đã làm khá nhiều công việc nhưng theo chị đây mới là nghề phù hợp nhất. Và để trở thành chủ vườn hoa Mai Viên như hiện nay, chị Mùi đã phải trải qua quá trình tự học vất vả. Chị đọc trong sách báo, trên tivi, lặn lội tìm đến tận các nhà vườn từ Nam ra Bắc, đi theo từng người thợ để học về đặc tính sinh trưởng, phát triển của từng loài hoa, có những ngày ăn, ngủ cùng hoa và cây cảnh.
Tuy vất vả, nhưng chăm hoa cũng như chăm người mình thương, mỗi biến đổi trên cây đều mang lại cảm xúc cho người trồng. Và có lẽ, chị đã khởi nghiệp từ niềm hân hoan ấy, đam mê ấy.
Hiểu được từng loại cây, để chăm sóc cho hợp với khí hậu nơi miền Trung khắc nghiệt cần nhiều thời gian và có khi cũng đòi hỏi phải chuốc lấy sự trả giá để thành công. Trong thực tế, chị Mùi đã nhiều lần bị lỗ vốn bởi vùng khí hậu đỏng đảnh, mưa rét thất thường nên quy trình chăm sóc hoa đòi hỏi phải có nghề, nếu không rét đậm, rét hại kéo dài trong những ngày cận Tết thì nhà vườn dễ bị trắng tay. Với người bắt đầu nghề kinh doanh hoa cảnh bằng cách tự học như chị thì đó là học phí xứng đáng để đổi lấy kiến thức và kinh nghiệm cho hôm nay.
Người yêu hoa ở Hà Tĩnh "mê mẩn" với vườn hoa cây cảnh Mai Viên
Bây giờ thì chị Mùi không chỉ đã thu nhận đầy đủ kiến thức về đặc tính của rất nhiều loại hoa cảnh để truyền đạt kinh nghiệm cho các nhân viên của Mai Viên mà chị còn nhớ tên hàng trăm loại hoa, có thể nhìn màu của lá mà nhận biết được quá trình sinh trưởng của cây, nhìn búp chớm hé mà biết được ngày hoa bung cánh, biết chọn mua đất, biết pha trộn đất với các loại phụ gia như trấu, mùn cưa, xơ dừa và các loại phân bón với tỉ lệ chuẩn. Nhờ đó, hoa từ vườn cây cảnh Mai Viên vẫn luôn phát triển đẹp và bền khi đã về với khách hàng. Bên cạnh đó, chị Mùi còn tạo việc làm thường xuyên với mức lương ổn định cho 5- 6 công nhân là người lao động địa phương.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.