Nguyên là cán bộ Hội nông dân xã Ea Puk, chuyển sang làm cây giống mắc ca, vì vậy, cơ sở cây giống của anh Đinh Tất Thắng luôn để lại uy tín tốt cho bà con.
Anh Đinh Tất Thắng, thôn Giang Minh, xã Ea Puk, huyện Krông Năng (Đắk Lắk), cho biết, năm 2009, anh công tác ở Hội nông dân xã Ea Puk. Đầu năm 2010, tìm hiểu trên mạng, thấy Viện Eakmat Tây Nguyên, phường Hoà Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, có bán cây giống mắc ca, anh đã mua 200 cây về trồng.
Vừa may, năm 2011, anh được Hội Nông dân mời đi hội thảo về cây mắc ca, tại xã Delyda (huyện Krông Năng). Đến đây, anh mới hiểu rõ, vì sao cây mắc ca trồng lâu năm, thường là 7 – 8 năm, vẫn chưa có quả, khiến người dân hoang mang. Và đã có rất nhiều nhà vườn phải chặt bỏ cây mắc ca, một cách không thương tiếc, sau bao nhiêu năm mòn mỏi ngóng trông.
Hoá ra, nếu biết thì việc gì cũng đơn giản, nếu trồng cây mắc ca thực sinh (gieo thẳng từ hạt lên), như của Viện Eakmat, rất lâu mới có quả, thường là 7 – 8 năm, có cây 10 năm mới cho quả, đồng thời, quả lại vừa nhỏ, vừa thưa.
Theo đó, mắc ca phải trồng cây ghép, tức ghép cây thực sinh, với cây bố mẹ đã có quả to và sai, được cơ quan chức năng chứng nhận là cây đầu dòng, mới đạt “chuẩn”.
Mặt khác, mắc ca ghép rất nhanh cho trái, chỉ sau 2 – 3 năm đã có quả bói, thời gian bói kéo dài từ 1 – 2 năm và cho quả liên tục; quả to, đều, và rất sai.
Vì vậy, sau buổi hội thảo, anh đã mua 13 cây giống ghép của Công ty Vinamaca, đơn vị đã được Bộ Nông nghiệp – PTNT cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn giống gốc. Rất may, 3 năm sau, cả 13 cây mắc ca kể trên đã đồng loạt cho quả bói; sang năm thứ 4 ra quả ổn định như ngày nay.
Đồng thời, ngay sau hội thảo, anh Thắng cũng đã được Công ty Vinamacca, cung cấp hom giống (QN1) để ghép trên 200 cây mắc ca thực sinh, mua của Viện Eakamat Tây Nguyên, như đã kể trên.
Như vậy là, chỉ sau 3 năm ghép (2012 – 2014), cả 200 cây mắc ca kể trên, đã cho quả bói. Liên tục từ năm 2014 - 2018, bình quân mỗi năm thu hoạch 40 – 50 kg quả/cây. Riêng năm 2019, do có đợt gió lạnh khi ra hoa, nên chỉ đạt 10 – 15kg/cây.
Mặt khác, đây cũng là lần đầu tiên, anh Thắng biết được, trên thị trường đang có hàng chục loại giống mắc ca, đã được Bộ Nông nghiệp cấp giấy chứng nhận, đủ điều kiện lưu hành. Riêng giống QN1 anh đã sử dụng, có đặc điểm: quả to và đều, ít khi mất mùa, nhưng có hạn chế là hay bị nấm bệnh.
Đặc biệt, sau khi sản xuất thành công cây giống mắc ca tại vườn nhà, anh Thắng hiểu rõ hơn, nguồn cây giống cực kỳ quan trọng, đối với sự thành bại của cây mắc ca. Vì vậy, anh đã xin nghỉ việc ở Hội Nông dân, và đầu quân vào thị trường cây giống, đang ngày càng sôi động ở Đắk Lắk.
Buổi đầu, anh Thắng nhận cây giống của Công ty Vinamaca, đi tiếp thị cho bà con trong xã, huyện, và một số địa phương lân cận, được Công ty trả thù lao 8.000 đồng/cây. Nhờ nhanh nhẹn, hoạt bát và có uy tín, từ năm 2012 - 2014, anh Thắng đã bán được trên 3 vạn cây giống mắc ca.
Chưa dừng lại ở đó, năm 2016, với những kiến thức thực tế, tích cóp được sau 5 năm công tác ở Hội Nông dân. Cộng với thời gian đi bán cây giống cho Vinamacca, anh Thắng đã mạnh dạn, tự nhân giống từ cây thực sinh, ghép với cây bố mẹ của Công ty Vinamacca, và đã thành công.
Hiện, cây giống mắc ca của anh, không khác gì cây giống của Vinamacca, nhưng chỉ bán với giá 60.000 đồng/cây, do anh đã “kiêm” luôn khâu đi bán.
Nhờ uy tín của mình, chỉ trong vòng 2 năm: 2017 – 2018, anh Thắng đã bán được 5 vạn cây giống mắc ca do anh tự ghép. Lãi hơn gấp nhiều lần so với việc chỉ đi bán thuê cây giống cho Công ty Vinamacca.
Hiện, vườn giống của anh Thắng đã có 12 chủng loại: OC, QN, QN, 246, 788, Đa Đao, 849, A 4, A 16… Có những loại đã đạt trên chuẩn như: Lấy hạt OC, ghép với cành QN (ra cây bố mẹ đạt trên chuẩn). Từ lúc ươm hạt đến lúc ghép khoảng 18 tháng, sau khi ghép 3 – 4 tháng có thể trồng được.
Anh Thắng trong vườn cây giống bố mẹ
Liên tục thắng lớn, và tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm về cây mắc ca, trong khoảng thời gian không dài, anh Thắng dự kiến, cuối năm 2019, sẽ thành lập Tổ hợp tác cây giống mắc ca. Hiện, đã tập hợp được trên 30 thành viên, và đang trong qúa trình chuẩn bị ra mắt.
“Kỷ niệm đáng nhớ nhất là, năm 2015, khi vườn mắc ca 200 cây thực sinh, tự tay mình ghép năm 2012, đã cho những quả bói đầu tiên, mỗi cây khoảng 15 – 20 quả.
Lúc này, có đoàn công tác của Giáo sư Nguyễn Lân Hùng, Giáo sư Hoàng Hoè (nguyên Viện trưởng, Viện Điều tra Quy hoạch rừng) và cán bộ khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk đã về thăm vườn mắc ca của gia đình.
Nếu không may mắn, được Hội Nông dân mời đi hội thảo, không biết cách ghép mắc ca, cứ để 200 cây thực sinh như vậy, chắc chắn nó đã phải chặt bỏ, và không có 40 – 50 kg trái/cây như ngày nay”, anh Thắng chia sẻ.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…