Về quy hoạch “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu” và định hướng “xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước”, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương, tỉnh khẩn trương xây dựng Đề án gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT để chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đây là nội dung tại Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu.
Cũng tại Thông báo này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Bạc Liêu tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng XII, các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh, phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2016, tạo bước phát triển mới cho những năm tiếp theo. Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp để tăng thu ngân sách địa phương; tiết kiệm chi, chống lãng phí.
Bên cạnh đó, triển khai quyết liệt Kế hoạch hành động của Tỉnh thực hiện các Nghị quyết số 19, 35, 60 của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư; phát huy tiềm năng, thế mạnh phát triển các nhà máy điện gió trên địa bàn.
Đồng thời, chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành, lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính, vận tải, du lịch. Phối hợp các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm phát huy thế mạnh của từng tỉnh và bổ trợ lẫn nhau trong vùng.
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và tái cơ cấu nông nghiệp, tăng cường liên kết theo chuỗi, nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới. Ngành nuôi trồng thủy sản phấn đấu trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo, là vùng nuôi tôm thâm canh gắn với công nghiệp chế biến tôm lớn nhất của cả nước; đồng thời nghiên cứu giải pháp xử lý nước thải nuôi tôm bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở các cấp, bậc học; thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm. Huy động các nguồn vốn xã hội để thực hiện tốt hơn chính sách an sinh xã hội, chế độ, chính sách xã hội đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường thực hiện dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tăng cường quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và công tác tôn giáo, dân tộc.
P.V
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…