Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 13 tháng 9 năm 2022 | 15:22

Xây dựng Sơn La thành trung tâm chế biến nông sản

Trong Chương trình hành động về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị, UBND tỉnh Sơn La đặt mục tiêu sẽ trở thành trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Mới đây, tỉnh Sơn La ban hành Chương trình hành động về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 01/8/2022 của Chính phủ và Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 16/8/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La.

Theo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị, tỉnh Sơn La sẽ tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ, giải pháp chính gồm: quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của xã hội trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình hành động, kế hoạch, hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, Nghị quyết số 96/NQ-CP và Chương trình số 12-CTr/TU; tập trung hoàn thiện thể chế phát triển và liên kết vùng; phát triển kinh tế xã hội theo hướng xanh, nhanh và bên vững; phát triển văn hóa-xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh.

 

 Sơn La xác định, tập trung hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp số, nông nghiệp sinh thái.

 

Riêng với ngành Nông nghiệp, UBND tỉnh Sơn La yêu cầu, rà soát, nghiên cứu, đề xuất ban hành các chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong đó, tập trung hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp số, nông nghiệp sinh thái.

Chủ trì tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện các Đề án thuộc lĩnh vực ngành quản lý gồm: Đề án xây dựng Sơn La thành trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đề án thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Sơn La; Đề án phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030....

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 08NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo hướng nông nghiệp hàng hoá, sản xuất an toàn, hữu cơ, xanh, sạch, đặc sản.

 

 Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm mô hình trồng xoài hữu cơ ở xã Hát Lót, huyện Mai Sơn (Sơn La).

 

Xây dựng và phát triển các vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuỗi giá trị, xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng nguyên liệu tập trung, cơ giới hóa đồng bộ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn dược liệu tự nhiên, phát triển vùng nguyên liệu dược liệu theo hướng sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Phát triển chăn nuôi đại gia súc tại các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, xây dựng vùng an toàn và chuỗi an toàn dịch bệnh cho sản phẩm chăn nuôi.

Chú trọng đẩy mạnh phát triển các mô hình liên kết trong rừng gỗ lớn tập trung, gắn với cấp chứng chỉ rừng bền vững, phát triển lâm sản ngoài gỗ theo thế mạnh từng vùng, triển khai hiệu quả thí điểm kinh doanh tín chỉ các-bon rừng, khai thác quỹ đất được quy hoạch là rừng sản xuất nhưng chưa có rừng để đưa vào trồng cây Mắc ca theo chuỗi giá trị.

Tập trung phát triển các loài thủy sản có giá trị, phù hợp với điều kiện tự nhiên đáp ứng nhu cầu của thị trường, tăng cường bảo vệ khu bảo tồn thủy sản; phát triển nông nghiệp kết hợp công nghiệp (chế biến nông sản, tái chế phế, phụ phẩm, sản xuất năng lượng tái tạo,...), nông nghiệp kết hợp dịch vụ (du lịch trải nghiệm, dịch vụ bảo vệ môi trường, dịch vụ đào tạo và cung cấp chuyển giao công nghệ, dịch vụ kinh doanh nông sản...).

 

 Xây dựng Sơn La thành trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 

Tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp; chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh từ xây dựng các “chuỗi cung ứng nông sản” sang phát triển các chuỗi giá trị ngành hàng”; gắn kết các tác nhân trong chuỗi theo nguyên tắc minh bạch, trách nhiệm, cùng chia sẻ lợi ích theo mức độ đóng góp giá trị; tăng cường liên kết 6 nhà (nhà nông - nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà băng (ngân hàng) - nhà khoa học - nhà phân phối) với nòng cốt là liên kết nhà nông - nhà doanh nghiệp.

Chủ trì tham mưu triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án trọng điểm trong lĩnh vực nghiệp, nông thôn như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; các mô hình quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng; Chương trình, dự án mở rộng.

UBND tỉnh Sơn La yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ vào Chương trình hành động của tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiến độ, chất lượng. Xác định rõ, đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, dự kiến, kết quả đầu ra đối với từng nhiệm vụ và phân công rõ đơn vị chủ trì thực hiện các nhiệm, đề án theo Chương trình hành động của Chính phủ đối với các nội dung có liên quan tới tỉnh Sơn La.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top