Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 6 tháng 11 năm 2019 | 15:32

XDNTM chỉ tập trung xã có điều kiện

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh (Vĩnh Long) tranh luận về nông thôn mới: Thường tập trung xã dễ, có điều kiện, trong khi các vùng an toàn khu, căn cứ kháng chiến, vùng sâu chưa được quan tâm.

pctn.jpg

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tranh luận tại phiên chất vấn.

 

Sáng nay (6/11), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Truyền đạt lại ý kiến của cử tri, đại biểu Đặng Thị Ngọc Thịnh bày tỏ mong muốn nhà nước quan tâm đầu tư chương trình nông thôn mới với các xã khó khăn.

Trả lời Phó Chủ tịch nước, bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết xây dựng nông thôn mới, đặc biệt, vùng đồng bào khó khăn, vùng sâu vùng xa, là nguyện vọng chính đáng của người dân và cũng là yêu cầu, trách nhiệm đối với bộ. 

Hiện, Thủ tướng đã giao cho Bộ đánh giá kết quả thực hiện sau 10 năm, đề cập đến nguồn lực, đề xuất phương thức...

Trả lời về kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của nhiều đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Sau hơn 9 năm cả nước đã xây dựng mới và nâng cấp được trên 206.743 km đường giao thông, nâng tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hóa lên 68,7%; có trên 97% số xã có đường giao thông từ trụ sở xã đến UBND huyện được cứng hóa; gần 80% số xã đã trải nhựa, bê tông đường ngõ xóm.

Kinh tế nông thôn liên tục tăng trưởng khá và chuyển mạnh theo hướng công nghiệp - dịch vụ, ngành nông nghiệp đang chuyển đổi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn và từng bước thu hẹp khoảng cách với đô thị. Công nghiệp, dịch vụ nông thôn đã và đang trở thành giải pháp quan trọng tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn năm 2018 đạt khoảng 35,88 triệu đồng, tăng 2,78 lần so với năm 2010; khoảng cách về thu nhập giữa nông thôn và thành thị giảm từ 2,1 lần năm 2010 xuống còn 1,8 lần năm 2018; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm còn 6,5%...

Chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn cũng được nâng cao; đã hình thành được một số mô hình du lịch làng xã, thôn bản, kết hợp hài hoà giữa giá trị văn hoá, du lịch và kinh tế; hệ thống chính trị ở cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn…

Bên cạnh những thành quả đạt được rất toàn diện, bứt phá, vượt bậc thì vẫn còn những tồn tại như: Đời sống của người dân cũng chưa được nâng lên so với yêu cầu thực tế; thu gom, xử lý rác thải của một số xã chưa đạt chỉ tiêu; môi trường sản xuất cũng chưa được nâng cao, có tình trạng người dân không mặn mà với sản xuất nông nghiệp; hình thành sản xuất chuỗi chưa thành phổ biến…

Theo Bộ trưởng, vấn đề tới đây là phải tháo các nút thắt như nào? Ứng dụng khoa học công nghệ như thế nào? Liên kết thành hợp tác xã ra sao? Đây sẽ là các vấn đề cần quan tâm chỉ đạo.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, vùng miền núi, hải đảo, vùng biên giới là những vùng nút thắt khó khăn trong vấn đề xây dựng nông thôn mới. Kết quả xây dựng nông thôn mới ở khu vực nàyrất yếu, nguồn lực nhà nước cũng chỉ có hơn 10 %...

Những nơi thuận lợi đã đạt được rồi thì bây giờ sẽ tập trung vào những vùng còn khó khăn. Nhưng giải pháp quan trọng nhất là bản thân người dân ở những nơi đây phải có ý thức tự vươn lên, ý thức thoát nghèo,... đây là sức mạnh lâu bền, cốt lõi,... 

Thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, trong đó chú trọng nâng cao vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng tham gia xây dựng nông thôn mới; đồng thời cần hoàn thiện khung khổ pháp luật, cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới theo hướng đồng bộ, linh hoạt; triển khai hiệu quả Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025...

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top