Thời gian gần đây, Trung Quốc siết chặt kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam với tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe.
Đây là một trong những trở ngại rất lớn khi mà nông dân vẫn canh tác theo kiểu truyền thống, song cũng mở ra nhiều cơ hội nếu tuân thủ các quy chuẩn, hàng nông sản Việt Nam sẽ rộng đường tiến theo hướng chính ngạch, bền vững và có giá trị cao.
Thách thức
Có tâm lý cho rằng, Trung Quốc là thị trường tương đối “dễ tính” và không có nhiều quy định quá khắt khe đối với hàng hóa, nhất là hàng nông sản của Việt Nam. Điều này cũng là lý do khiến xuất khẩu hàng hóa chính ngạch của Việt Nam vào Trung Quốc chưa thực sự khởi sắc, việc giao thương giữa hai quốc gia chủ yếu vẫn bằng đường tiểu ngạch.
Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó trưởng phòng Phòng Quan hệ quốc tế, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), cho biết, dù Trung Quốc là thị trường tiềm năng, nhưng xuất khẩu nông sản của Việt Nam thực sự thiếu bền vững khi phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu tiểu ngạch.
“Quy mô sản xuất của nông hộ còn nhỏ lẻ, phân tán, các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam có sức cạnh tranh kém. Trong khi đó, xuất khẩu tiểu ngạch lại gặp rủi ro do không có ràng buộc pháp lý giữa người mua và người bán”, bà Thúy quan ngại.
Vậy nên gần đây, nhiều tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu do phía Trung Quốc đề ra đã có phần khắt khe hơn. Nếu muốn giữ chân tại thị trường này, nhà sản xuất cũng như các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu của Việt Nam cần khẳng định chất lượng, hiểu và tuân thủ các quy định nhập khẩu của quốc gia này.
Là đơn vị chuyên cung ứng, xuất khẩu bưởi da xanh, ông Đoàn Hoài Phương, đại diện doanh nghiệp Hương Miền Tây (Bến Tre), cho biết, Hải quan Trung Quốc đã thông báo không làm thủ tục cho bưởi da xanh của Việt Nam do loại sản phẩm này chưa được nhập khẩu chính ngạch vào nước này.
Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vina T
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.