Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo của cả nước trong tháng Hai đã đạt gần 440.000 tấn, trị giá FOB là 178 triệu USD, trị giá CIF là 190 triệu USD; giá xuất khẩu bình quân FOB đạt 405 USD/tấn.
Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2016, cả nước xuất khẩu trên 856.000 tấn gạo, trị giá FOB gần 348 triệu USD, trị giá CIF 372 triệu USD, giá xuất khẩu bình quân FOB đạt hơn 406 USD/tấn.
Theo đánh giá của VFA, xuất khẩu gạo tháng Hai vượt kế hoạch đề ra là 400.000 tấn, cao hơn tháng trước đó 5,44% và cao hơn cùng kỳ năm trước 117%. Lũy kế xuất khẩu gạo trong 2 tháng đầu năm nay cũng cao hơn so cùng kỳ năm trước gần 102%.
Xuất khẩu tăng đột biến là do hợp đồng gối đầu chuyển sang từ năm 2015 còn nhiều, đặc biệt là hợp đồng tập trung với Indonesia, Philippines và hợp đồng thương mại với Trung Quốc.
Số lượng hợp đồng đăng ký xuất khẩu gạo trong tháng Hai đạt ở mức cao, tăng mạnh so với tháng Một và cùng kỳ 2015, chủ yếu là gạo thơm và nếp.
Riêng gạo trắng có hợp đồng tập trung với Cuba 200.000 tấn. Lũy kế hợp đồng đã đăng ký trong 2 tháng cũng tăng nhiều so với cùng kỳ 2015.
Đáng chú ý, mặc dù xuất khẩu gạo trong 2 tháng tăng mạnh nhưng hợp đồng còn lại chưa thực hiện vẫn còn nhiều, gần 1,4 triệu tấn. Điều này sẽ giúp giữ được tiến độ xuất khẩu trong vài tháng tới, chưa tính các hợp đồng ký mới.
Hiện tại, giá lúa gạo trong nước được nhận định có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới, do nhu cầu thực hiện các hợp đồng đã ký và nhu cầu trở lại mạnh từ Trung Quốc, kết hợp với áp lực giảm sản lượng bởi tác động của khô hạn và xâm nhập mặn ở các tỉnh ven biển.
Bên cạnh đó, giá lúa gạo vụ Đông Xuân tăng một phần cũng do cơ cấu diện tích trồng lúa thường giảm, tăng các loại thơm và hạt dài giá cao.
Theo nhận định của VFA, mặc dù giá thị trường đang có xu hướng tăng do nguồn cung giảm, nhưng nhu cầu vẫn còn yếu nên chưa tạo động lực mới.
Trước mắt nhu cầu nhập khẩu gạo từ châu Phi đang sút giảm, khu vực Đông Nam Á cũng chưa rõ nét, nhưng Trung Quốc dự báo tăng nhập khẩu gạo nhiều, có thể bù đắp sút giảm nơi khác./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.