Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam có thể đạt mức 1 tỷ USD và nếu được EU gỡ thẻ vàng IUU sẽ giúp mặt hàng hải sản đạt mốc xuất khẩu 3,5 tỷ USD.
Mặc dù mặt hàng hải sản phải chịu thẻ vàng IUU của EU nhưng năm 2018, ngành hải sản Việt Nam vẫn thành công với giá trị xuất khẩu tăng trưởng ổn định. Xuất khẩu mặt hàng cá ngừ trong năm 2018 đạt gần 650 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Mực và bạch tuộc là sản phẩm giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định với 670 triệu USD, tăng 7%.
Thị trường tiêu thụ lớn nhất của hải sản Việt Nam vẫn là EU, Hàn Quốc,Nhật Bản, Mỹ…
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, việc bị thẻ vàng cảnh báo của EU, các sản phẩm hải sản xuất khẩu sang EU đều giảm từ 4 – 20%, trừ xuất khẩu cá ngừ. Khó khăn thứ 2 là sản lượng khai thác không đủ để đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu, Việt Nam đang phải gia tăng nhập khẩu nguyên liệu từ các nước. Hiện tại khi nhập khẩu hải sản về để chế biến xuất khẩu, doanh nghiệp đang gặp nhiều vướng mắc trong thủ tục xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác.
“Ngoài ra, thực hiện tốt chứng nhận xác nhận hải sản khai thác, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng khác như mực, bạch tuộc và cá biển. Tập trung tháo gỡ thẻ vàng, và tận dụng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) để tăng xuất khẩu sang khối thị trường này” - bà Nguyễn Thị Thu Sắc nói.
Năm 2019 dự kiến xuất khẩu hải sản sẽ vẫn tiếp tục tăng 17%, đạt 3,5 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu cá ngừ do còn dư địa để đẩy mạnh, dự kiến giá trị xuất khẩu cá ngừ sẽ đạt 1 tỷ USD, tăng 50% so với năm 2018. Các mặt hàng hải sản xuất khẩu khác sẽ duy trì ổn định hoặc tăng nhẹ. Cụ thể, xuất khẩu cá biển khác đạt 1,5 tỷ USD, tăng 7%; mực, bạch tuộc đạt 750 triệu USD, tăng 8%; hải sản khác đạt 250 triệu USD./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…