Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản đạt 6,1 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2018, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu nông lâm thủy sản đã mang về 6,1 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2018, tăng 30% so với cùng kỳ, trong đó mặt hàng gạo đóng góp 419 triệu USD.
Cụ thể, trong số 6,1 tỷ USD xuất khẩu trong 2 tháng qua, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 3,3 tỷ USD, tăng 27,8%, xuất khẩu thuỷ sản ước đạt gần 1,2 tỷ USD, tăng 29,5%. Xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 1,43 tỷ USD tăng 28,5%...
Thặng dư thương mại đạt 819,3 triệu USD, tăng 27,7% so với 2 tháng đầu năm trước đó.
Trong tháng 2/2018, ước mặt hàng gạo xuất khẩu đạt 369.000 tấn với giá trị đạt 179 triệu USD. Như vậy, trong 2 tháng đầu năm nay, mặt hàng gạo xuất khẩu ước đạt 861.000 tấn với giá trị đạt 419 triệu USD, tăng 17,2% về lượng và gần 34% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng chung xu hướng tăng cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu còn có các nông sản khác như cà phê, chè, hạt điều, rau quả, sắn và các sản phẩm từ sắn.
Năm 2017, xuất khẩu ngành nông nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng khá với hơn 36 tỷ USD, tăng 13% so với 2016, trong đó nhiều dấu mốc mới như xuất khẩu thủy sản lần đầu tiên vượt 8 tỷ USD, lâm sản lần đầu tiên cán mốc 8 tỷ USD, rau quả lập kỷ lục 3,45 tỷ USD.., góp phần đưa thặng dư tuyệt đối của ngành nông nghiệp đã đạt con số 8,55 tỷ USD, tăng hơn 1,1 tỷ USD so với năm trước đó, với 10 nhóm hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Trong năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu khoảng 40-41 tỷ USD, trong đó các sản phẩm trồng trọt trên 21 tỷ USD, thủy sản khoảng 9 tỷ USD, lâm nghiệp trên 8,5 tỷ USD, các mặt hàng khác 1,5 tỷ USD.
Nông sản Việt Nam hiện đã xuất khẩu đến 180 nước trên thế giới và luôn nằm trong top 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.