Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 29 tháng 5 năm 2018 | 14:51

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản 5 tháng đạt 15,6 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thuỷ sản tháng 5 ước đạt 3,2 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2018 đạt 15,6 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2017.

 

Công nhân chế biến hạt điều tại công ty Phúc An. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)



Cụ thể, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 8,25 tỷ USD, tăng 9,6%; thuỷ sản 3,12 tỷ USD, tăng 9,7%; các mặt hàng lâm sản chính 3,4 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2017. 

Như vậy, giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản đã vượt lên trên thủy sản, tiếp tục trở thành mặt hàng dẫn đầu trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu lâm sản chiếm gần 22% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. 

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, các mặt hàng lâm sản mang lại giá trị xuất khẩu cao, giá trị nhập siêu thấp nên giá trị xuất siêu mang về của mặt hàng này tiếp tục đứng đầu các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam.

Trong tháng 5, khối lượng gạo xuất khẩu ước đạt 452.000 tấn với giá trị đạt 347 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2018 ước đạt 2,66 triệu tấn với 1,45 tỷ USD, tăng 13,9% về khối lượng và tăng 40% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. 

Giá gạo xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm đạt 503 USD/tấn, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2017. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 33,5% thị phần. 

Mặt hàng điều vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt. Khối lượng hạt điều xuất khẩu đến nay ước đạt 139.000 tấn với 1,37 tỷ USD, tăng 19% về khối lượng và tăng gần 23% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. 

Mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn tiếp tục có sự tăng trưởng khả quan. Khối lượng xuất khẩu mặt hàng này 5 tháng đầu năm đạt 1,3 triệu tấn với 460 triệu USD, giảm 25,6% về khối lượng nhưng tăng 7,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. 

Về càphê, trong tháng 5 xuất khẩu đạt 135.000 tấn với giá trị đạt 265 triệu USD. Như vậy, khối lượng xuất khẩu càphê đến nay ước đạt 820.000 tấn với 1,6 tỷ USD, tăng 16% về khối lượng nhưng giảm tăng 0,8% về giá trị. 

Giá xuất khẩu cao su vẫn tiếp đà giảm mạnh, trung bình 27%. Bởi vậy, dù khối lượng cao su xuất khẩu tăng mạnh (17%) nhưng giá trị vẫn giảm (12%), đạt 424.000 tấn và 620 triệu USD trong 5 tháng đầu năm này. 

Không chỉ cao su, mặt hàng tiêu cũng phải hứng chịu sự giảm giá sâu hơn (42%). Trong 5 tháng, khối lượng tiêu xuất khẩu đạt 108.000 tấn với 377 triệu USD, tăng 5,4% về khối lượng nhưng giảm 37,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 5 đạt 2,84 tỷ USD. Như vậy, tổng giá trị nhập khẩu 5 tháng đầu năm nay đạt 12,29 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2017./.
 
 
 
 
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

Top