Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 15 tháng 11 năm 2020 | 20:29

Xuất khẩu nông sản đạt gần 2,72 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu (XK) nông sản Việt Nam chỉ đạt 2,72 tỷ USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên giảm là do dịch Covid-19 và những thay đổi trong chính sách nhập khẩu của các nước.

Theo đó, Trung Quốc vẫn đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam, chiếm 57,5% thị phần với giá trị xuất khẩu đạt 1,43 tỷ USD, giảm 25,9% so với cùng kỳ năm 2019. 

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho biết: Đây là thị trường tiêu thụ lớn của nông sản Việt song gần đây sức tiêu thụ của thị trường này giảm rõ rệt. 

Theo đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt 1,43 tỷ USD, giảm 25,9% so với cùng kỳ năm 2019, do nước này tăng cường kiểm tra, giám sát, đưa ra các quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn về xuất xứ, vùng trồng, bao bì, nhãn mác.

 

xuat-khau-nong-san-qua-bien-gioi-dung-de-phai-giai-cuu.jpg
Kim ngạch xuất khẩu nông sản 10 tháng đầu năm đạt gần 2,72 tỷ USD

 

Ngoài ra, xuất khẩu rau quả sang thị trường Hong Kong (Trung Quốc) và Hà Lan cũng giảm lần lượt là 2% và 3,7%.

Ngược lại, xuất khẩu rau quả sang hầu hết các thị trường khó tính như: Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ, Nhật Bản đều tăng.

Giá trị xuất khẩu rau quả từ đầu năm đến nay giảm do một số mặt hàng giảm. Trong đó, thanh long - mặt hàng chiếm thị phần cao nhất (với 36,4% tổng giá trị xuất khẩu) 10 tháng qua đạt hơn 906,7 triệu USD (giảm 7,2%); chuối đạt 138,2 triệu USD (chiếm 5,5%, giảm 11,7%); chanh đạt 108,6 triệu USD (chiếm 4,4%, giảm 2,4%); sầu riêng đạt 94,6 triệu USD (chiếm 3,8%, giảm 56,2%)...

Điểm đáng chú ý, Việt Nam đã tham gia hàng loạt FTA thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)… song không phải mặt hàng nông nghiệp nào cũng tận dụng được cơ hội, bởi hầu hết chỉ xuất thô. 

Dự báo, thời điểm cuối năm 2020, triển vọng xuất khẩu rau quả sẽ khả quan do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tăng và tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU trở nên rõ rệt.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top