Những năm qua, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), đã đẩy mạnh tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, dành nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
Đến nay, Yên Sơn hình thành và phát triển được 4 vùng sản xuất nông nghiệp, với các cây, con chủ lực gồm: cây ăn quả, gỗ rừng trồng, chè, chăn nuôi gia súc; xây dựng 10 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; trên 17.700 ha gỗ rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC, cao nhất tỉnh; có 15 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh; 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao...
Kết quả đạt được là vậy, song để ngành nông nghiệp phát triển bền vững, huyện xác định cần phải tổ chức lại sản xuất, trong đó liên kết là yếu tố hàng đầu, các HTX, hộ sản xuất phải thực hiện liên kết theo chuỗi từ cung ứng vật tư đầu vào đến sản xuất, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm; tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản, có lợi thế cạnh tranh.
Đánh giá về những kết quả mà Yên Sơn đã đạt được, ông Nguyễn Thế Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang nhấn mạnh, sản xuất nông nghiệp của huyện đã phát triển theo đúng hướng, tuy nhiên còn nhỏ lẻ, liên kết chưa bền vững; việc thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn còn chậm...
Để đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển bền vững, huyện Yên Sơn cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án của tỉnh đã ban hành; cơ cấu lại tổ chức sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm; quan tâm phát triển mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ liên quan đến các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh như: Cây ăn quả, chè, gỗ rừng trồng...
Bên cạnh đó, xây dựng, phát triển các sản phẩm theo tiêu chuẩn; thực hiện công tác dự báo, dự tính đầu vào, đầu ra của sản phẩm tránh tình trạng mất cân bằng cung cầu; mở rộng diện tích rừng FSC; thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông, lâm, thủy sản để nâng cao giá trị sản phẩm... phấn đấu đưa Yên Sơn trở thành huyện đi đầu về sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ông Giang yêu cầu.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.