Cách mà ông Ân để cho người dân thôn 5 tin tưởng làm theo chính là miệng nói, tay làm, chân bước, không ngần ngại gian khó, luôn gần dân, sát dân, hiểu được mong muốn của nhân dân. Cái tính xởi lởi giời cho của ông lúc nào cũng tạo cho những người xung quanh cảm giác bình đẳng, vô tư, ai cũng thấy được chia sẻ và đoàn kết với nhau.
Vì thế, khi làm Bí thư Chi bộ thôn 5, bà con trong thôn nghe ông thuyết phục, vận động hiến hàng nghìn mét vuông đất làm đường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương…
Nông dân chuyên nghiệp trên đất Phù Vân
Giờ sang Phù Vân không khó khăn như trước nữa. “Cái ốc đảo trù phú” xanh tươi này được nối liền với những con đường lớn vào thành phố nhờ những cây cầu như: Cầu Phù Vân, cầu Hồng Phú… Từ cầu Phù Vân mới về thôn 5, con đê đã trải nhựa, đường mở rộng gấp nhiều lần so với trước.
Đồng chí Bí thư Chi bộ Phạm Thành Trình nhớ như in mọi con số đóng góp của người dân thôn 5, Phù Vân: “Chị biết không? Con đường này cách đây chục năm về trước nhỏ lắm, khó đi vô cùng. Dưới kia là con sông bị đùn lấp, ứ tắc bao năm, trên này đường xá chẳng ra sao, nhìn thế cũng thấy mọi sự không hề trôi chảy. Thế mà, khi bác Ân làm Bí thư Chi bộ, đúng thời điểm xã thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới đã vận động, thuyết phục bà con thành lập tổ dân cư điểm đi vận động các tổ dân, hộ dân hiến đất, dịch bờ ao làm đường. Chỉ một thời gian ngắn, 130 hộ dân trong thôn đã hiến 4.200 m2 đất làm đường giao thông. Có thế con đường này mới được mở khang trang, làm thay đổi diện mạo nông thôn ở đây chứ!”.
Chị Trần Thị Tứ là một trong số những nông dân thôn 5 thực hiện tích tụ ruộng đất trũng do thuê lại của bà con trong thôn trồng sen tứ mùa phục vụ du lịch.
Có con đường, sức sống của vùng quê này trỗi dậy mạnh mẽ hơn. Xe lớn, xe nhỏ vào tận nhà. Việc giao thương mua bán những hàng thủ công như: các sản phẩm mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng, cây cảnh, vật liệu xây dựng trở nên sôi động, thuận lợi hơn hẳn trước đây. Người dân trồng hoa thôn 5 cũng nhờ đó được biết đến như những nông dân chuyên nghiệp thời kỳ 4.0. Họ không chỉ cung cấp hoa tươi đến mọi nhà trong thành phố mà còn làm cho vùng quê này rực rỡ bốn mùa giữa tứ bề sông nước mênh mang. Vẻ đẹp của làng hoa Phù Vân chẳng giống nơi nào.
Chẳng thế mà hôm ngồi uống trà với ông Trần Duy Vinh, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Phù Vân, nhà ở thôn 1, ông luôn tự hào về sự đổi thay vượt bậc của thôn 5. Ông nói: Năm 2010, thôn 5 là một trong những thôn khó khăn nhất của xã. Thu nhập bình quân đầu người toàn xã lúc đó ngót 10 triệu đồng/người/năm thôi, nhưng thôn 5 còn dưới mức đó. Nhiều người không có việc làm ổn định. Khi anh Ân về làng phát triển mô hình, anh ta mang đến một luồng gió mới thay đổi tư duy cho nhiều thanh niên nông thôn. Người thì theo anh làm việc, người thì học anh tích tụ ruộng đất, cải tạo vườn tạp làm cây cảnh. Năm 2015, anh ấy được bầu làm Bí thư Chi bộ thôn 5, thế là mọi phong trào cứ phừng phừng đi lên. Nói thật, từ thời tôi làm lãnh đạo xã, ở thôn đó chưa ai làm được như vậy đâu”.
Chuyện ông Lê Đức Ân là người đầu tiên thành lập HTX Du lịch hoa cây cảnh Phù Vân theo mô hình HTX kiểu mới, cùng lúc làm Bí thư Chi bộ thôn thời điểm đó chẳng có gì quá đặc biệt. Ông Ân nói vậy khi chia sẻ những điều gan ruột về việc này: Mình vì quá yêu mảnh đất này, đam mê với nghề trồng cây cảnh nên quyết tâm đầu tư xây dựng mô hình. Lại là một đảng viên, một cán bộ, mình còn có điều kiện hơn người khác một chút trong lĩnh vực kỹ thuật thì mình phải tiên phong gương mẫu đi đầu, mở đường phát triển một mô hình nào đó, tạo phong trào trong nhân dân, đưa thôn 5 phát triển xứng với tiềm năng của nó. Nói thật, vì toàn bộ đất đai canh tác của thôn nằm ngoài đê, hệ thống tưới tiêu không chủ động được, mỗi năm dân chỉ làm một vụ, có khi gặp thiên tai mất trắng. Người ta nản, bỏ hoang nhiều rồi… tiếc lắm!
Thật may mắn, sau khi ông Ân nhận chức Bí thư Chi bộ, Ban chấp hành Đảng bộ xã Phù Vân ra Nghị quyết số 72 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn xã giai đoạn 2016-2020. Nghị quyết đặt ra mục tiêu “nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, làm thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát huy tính chủ động, năng động của người dân. Đẩy mạnh cây trồng hàng hóa theo hướng phát triển nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ, đáp ứng nhu cầu thị trường…”.
Vườn cây tiền tỷ của ông Ân
Nắm bắt chủ trương này, Bí thư Chi bộ thôn 5 Lê Đức Ân đã nhanh chóng triển khai Quy hoạch phát triển nông nghiệp xã đến năm 2020 thông qua việc nhân rộng các mô hình sản xuất cây hàng hóa. Ông cùng với cấp ủy chi bộ chỉ đạo thôn, các tổ dân cư, các tổ chức hội, đoàn thể vận động nhân dân tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang sản xuất cây hàng hóa, có giá trị kinh tế cao như trồng hoa, cây cảnh. Những hộ dân có máu làm ăn theo ông Ân như: ông Lê Hồng Sơn (chuyên trồng đào, quất); Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Phương, vợ chồng Trần Thị Tứ - Phạm Văn Kiên… đã từng bước tích tụ được vài mẫu đất xây dựng các mô hình trồng hoa có giá trị, mỗi năm tiền lãi đào quất, hoa tươi cho thu ngót 300 triệu đồng/hộ. So với những nhà vườn lớn của gia đình Vũ Ngọc Huy, Phạm Văn Tâm thì số tiền đó chẳng thấm vào đâu. Ông Ân chẳng giấu giếm gì: “Mấy đứa đều làm cho mình, khi có kinh nghiệm rồi, anh em nó tự phát triển vườn cây của riêng mình. Giờ họ đều có tiếng ở tỉnh Hà Nam trong lĩnh vực kinh doanh cây cảnh, trong tay lúc nào cũng có gần chục tỷ”.
Hai vợ chồng trẻ chị Tứ anh Kiên được biết đến ở đất Phù Vân này giờ đây nhờ đầm sen ngoại rộng hàng mẫu duy nhất phục vụ khách du lịch quanh năm. Cách đây chục năm, họ rất khó khăn về kinh tế. Loay hoay kiếm kế sinh nhai mãi, cuối cùng nhờ phong trào cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây trồng hàng hóa… họ quyết tâm thuê đất của bà con họ hàng, đưa cây sen về trồng ra hoa tứ mùa, phục vụ du lịch. Mỗi lượt vào đây, khách trả phí 50.000 đồng/người, chưa kể tính tiền hoa thuê nếu có nhu cầu. Khách yêu hoa có thể mua hoa tươi về cắm chơi.
Ông Lê Đức Ân trò chuyện với phóng viên về dự án của mình
Bí thư Đảng ủy xã Phù Vân Trần Văn Tiên khi nói về kết quả thực hiện Nghị quyết 72 của Đảng ủy xã, đồng chí ghi nhận: Với vai trò Bí thư chi bộ, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Du lịch hoa cây cảnh Phù Vân, đồng chí Lê Đức Ân đã làm cho vị thế của người nông dân thôn 5 thay đổi rất nhiều. Họ trở thành những nông dân chuyên nghiệp, thích làm ruộng, biết làm ruộng, yêu mến đồng ruộng, có động lực khai thác đất đai thành “bờ xôi ruộng mật” thực thụ. Hơn cả, họ đã yêu mến và tôn trọng thiên nhiên, dám làm giàu cho chính mình và cộng đồng từ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Họ đã có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện để trở thành người có tri thức, vừa có kiến thức, kỹ năng sản xuất, vừa có tư duy kinh tế. Giống như đồng chí Ân, họ đã biết lan tỏa tinh thần làm giàu sang nhau, đua nhau làm ăn trên tinh thần hợp tác, đoàn kết, bảo vệ tự nhiên.
Giờ đây, 100% diện tích đất đai của thôn 5 đã chuyển đổi sang trồng cây hàng hóa, 290/445 hộ dân của thôn chuyên trồng rau, hoa và cây cảnh. Riêng Dự án đầu tư xây dựng Khu sản xuất nông nghiệp tập trung của ông Lê Đức Ân đã được UBND tỉnh Hà Nam chấp thuận triển khai thực hiện ngay tại thôn 5 với mục tiêu tạo ra những sản phẩm rau, hoa, cây cảnh cung cấp cho người dân, tổ chức trên địa bàn và các khu vực lân cận, đáp ứng yêu cầu thị trường với diện tích 39.636,3m2.
Bài 3: Hiện thực hóa ước mơ
Chu Uyên – Trung Hiếu
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…