Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 23 tháng 10 năm 2023 | 21:29

Các đặc sản tinh hoa miền núi Hà Tĩnh hội tụ

Chiều 23/10, Sở Công thương Hà Tĩnh tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

Hà Tĩnh với hơn 366.000 ha rừng và đất rừng, trên 97.000 ha đất nông nghiệp với những đặc trưng về đất đai thổ nhưỡng và quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nông thôn của người dân, đã hình thành nhiều sản phẩm đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Trầm hương Đinh Gia, Phúc Trạch, Hương Khê đạt tiêu chuẩn 3 sao

Đến nay, Hà Tĩnh có gần 300 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên; 196 sản phẩm công nghiệp nông thông tiêu biểu cấp quốc gia, khu vực và cấp tỉnh. Đặc biệt, nhiều sản phẩm được sản xuất từ khu vực miền núi, biên giới, tiêu biểu như: chè, cam, chanh, bưởi, mật ong, trầm hương, nhung hươu...

Thời gian qua, các cơ sở sản xuất, HTX, doanh nghiệp đã chú trọng đến quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc, hoàn thiện bao bì mẫu mã và quan tâm đến hoạt động xúc tiến thương mại.

Sở Công thương đã tích cực phối hợp với các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối đưa sản phẩm vào các hệ thống phân phối lớn như BigC, Co.opmart, Winmart...

Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã trao 3 giải (nhất, nhì, ba) cho các tập thể; trao 3 giải nhất, 6 giải nhì và 9 giải ba cho các cá nhân đạt giải.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp, đơn vị phân phối đánh giá cao chất lượng, mẫu mã các sản phẩm miền núi Hà Tĩnh và khẳng định sẽ phối hợp, đồng hành cùng với tỉnh trong quá trình kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Các nhà phân phối cũng mong muốn các đơn vị sản xuất tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, chú trọng chất lượng, đầu tư về hình thức, tăng tính nhận diện các sản phẩm sạch, thương hiệu của sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh.

Đại diện các cơ sở sản xuất, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh cũng đã giới thiệu về sản phẩm, quy trình sản xuất và tiềm năng phát triển của cơ sở. Đồng thời, mong muốn các cấp, ngành và doanh nghiệp phân phối tiếp tục đồng hành, hỗ trợ các cơ sở trong xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là đưa sản phẩm vào các kênh phân phối lớn.

Công ty CP Thực phẩm xanh Đông Dương (Quảng Bình) trao bản ghi nhớ hợp tác với cơ sở sản xuất nem chua Ý Bình, HTX Nuôi ong lấy mật xã Kỳ Lạc và Công ty CP Nông nghiệp Hương Sơn.

Tại hội nghị, các hệ thống phân phối, siêu thị và các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất của Hà Tĩnh đã trao đổi 17 bản thỏa thuận ghi nhớ hợp tác tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Hội nghị có 5 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng như mật ong, cam, bưởi, nhung hươu, đồ gỗ... của các địa phương: TP Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh, Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc, Vũ Quang...

Nhiều đặc sản của các địa phương miền núi được giới thiệu tại hội nghị xúc tiến

Theo ông Hoàng Văn Quảng, Giám đốc Sở Công thương Hà Tĩnh, hội nghị được tổ chức nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá và hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc trưng của Hà Tĩnh. Đồng thời, nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về hình ảnh về sản vật địa phương, đặc biệt là sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trước đó, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Sở Công thương Hà Tĩnh tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2023.

Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2023 do Sở Công thương phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức diễn ra trong 3 tuần thi (từ ngày 21/8 đến 8/9).

Tham gia mỗi lượt thi, người dự thi trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm với các nội dung liên quan đến các văn bản về công tác lãnh đạo, chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; các chủ trương, chính sách mới của tỉnh trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; tìm hiểu các sản phẩm OCOP và sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Kết thúc cuộc thi, đã có 44.580 người đăng ký tài khoản với 85.376 lượt người tham gia dự thi. Nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai tốt cuộc thi, số lượng đạt cao và chất lượng bài thi tốt như: Sở Y tế, Sở GD&ĐT, Sở GT-VT, Sở LĐ-TB&XH, Can Lộc, Cẩm Xuyên...

Tại lễ tổng kết, Ban Tổ chức đã trao 3 giải nhất, 6 giải nhì và 9 giải ba cho các cá nhân đạt giải; trao 3 giải (nhất, nhì, ba) cho các tập thể.

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top