Kể từ hôm nay (12/1), mặt hàng thanh long sẽ tiếp tục được giải quyết thông quan qua lối Cửa khẩu đường bộ số II Kim Thành (thành phố Lào Cai) để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Kể từ hôm nay (12/1), mặt hàng thanh long sẽ tiếp tục được giải quyết thông quan qua lối Cửa khẩu đường bộ số II Kim Thành (thành phố Lào Cai) để xuất khẩu sang Trung Quốc sau gần 5 tháng phải tạm dừng.
Xe hàng xuất qua cửa khẩu Kim Thành
Đây là kết quả sau nhiều lần đàm phán, trao đổi giữa các cơ quan chức năng hai bên nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu trên biên giới.
Trước đó, suốt thời gian dài kể từ ngày 18/7/2021, trước những lo ngại về dịch Covid-19, phía Trung Quốc đã tạm dừng nhập khẩu thanh long Việt Nam qua Lào Cai.
Điều này cũng khiến kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lào Cai năm 2021 giảm mạnh, riêng lượng thanh long vốn dĩ là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo qua đây giảm tới 40% so với năm trước.
Theo ông Hà Đức Thuận, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Lào Cai, việc nối lại xuất khẩu thanh long qua Lào Cai có ý nghĩa rất lớn, khẳng định niềm tin từ phía Trung Quốc về những nỗ lực của Lào Cai trong việc xây dựng “cửa khẩu xanh”, “vùng đệm an toàn” trong xuất nhập khẩu.
"Vừa qua, tại các cửa khẩu trên biên giới đất liền như Lạng Sơn, Móng Cái, thanh long không xuất được, hoặc xuất rất chậm. Do đó, khi thanh long được giải quyết thông quan qua Lào Cai sẽ giúp giảm tải áp lực rất nhiều. Thứ hai, vì không xuất được kéo theo giá cũng xuống rất thấp nên việc xuất được thanh long sẽ tạo điều kiện cho bà con nông dân bán được giá cao hơn", ông Thuận cho biết thêm.
Ở thời điểm hiện tại, mỗi ngày đang có khoảng 400 phương tiện thông quan qua Lào Cai; trong đó, khoảng 100 xe xuất khẩu, còn lại là xe nhập. Mặt hàng xuất chủ yếu là ván bóc, tinh bột sắn, sắn lát khô và một số loại nông sản; hàng nhập chủ yếu là rau, củ, quả, phân bón, hóa chất và một số nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước.
Dự kiến, khi xuất khẩu thanh long được nối lại, lượng phương tiện chở hàng hóa thông quan qua cửa khẩu Lào Cai sẽ gia tăng. Để bảo đảm cho hoạt động xuất nhập khẩu thông suốt, cơ quan chức năng tại cửa khẩu cũng thông báo rộng rãi tới các doanh nghiệp để chủ động lên phương án vận tải hàng hóa, bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch đáp ứng yêu cầu đề ra./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…