Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn cùng lãnh đạo huyện Yên Bình đã tham gia trồng 2ha cây tràm nước ngọt trên 3 bán đảo xã Hán Đà, huyện Yên Bình.
Với mục tiêu phủ xanh diện tích đất bán ngập, tăng độ che phủ, giảm xói mòn, rửa trôi bồi lắng lòng hồ Thác Bà, góp phần cải thiện môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, huyện Yên Bình đã triển khai dự án trồng cây tràm nước ngọt dưới cốt 58 hồ Thác Bà (huyện Yên Bình) giai đoạn 2022 - 2025.
Dự án được triển khai tại 7 xã, thị trấn: Hán Đà, Vĩnh Kiên, Phúc An, Yên Thành, Thịnh Hưng, Thị trấn Yên Bình và Thị trấn Thác Bà. Dự án đã được Công ty TNHH Tập đoàn BIM hỗ trợ kinh phí cho UBND huyện Yên Bình trồng 50ha cây tràm nước ngọt cho đến khi thành rừng tại vùng bán ngập hồ Thác Bà từ cốt 50 - 58. Những khu vực trồng tràm nước ngọt là những khu vực trọng điểm phát triển du lịch đã và đang được các nhà đầu tư khảo sát, lập dự án, đảm bảo mục tiêu phòng hộ, bảo vệ môi trường, tạo được cảnh quan sinh thái trên hồ và duy trì ổn định tỷ lệ độ che phủ rừng của huyện đạt 54,7%.
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn (thứ tư từ trái sang) cùng lãnh đạo huyện Yên Bình tham gia trồng cây. Ảnh: Tuấn Anh.
Ông Lã Tuấn Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: Năm 2001, Sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái đã xây dựng đề tài khoa học: “Trồng cây tràm Úc trên vùng đất bán ngập hồ Thác Bà” với diện tích hơn 20ha. Sau 20 năm, cây tràm Úc đã phát triển tốt, đặc biệt, toàn bộ diện tích trồng tràm trên đất bán ngập đều xanh tốt, rễ tràm đan xen lên nhau khiến đất chân đồi không bị xói lở khi sóng hồ khi lên xuống. Hơn nữa, trong khu vực trồng tràm, cây mai dương không thể sống và phát triển. Khi mùa nước rút, rừng tràm đã che phủ những vùng đất chết trên hồ, giảm được tỷ lệ đất trống, đồi trọc trên địa bàn huyện.
Ông Vương Quốc Đạt, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Thác Bà chia sẻ: Cây tràm nước ngọt được trồng trên vùng bán ngập hồ Thác Bà sinh trưởng và phát triển rất tốt và phục vụ cho cảnh quan du lịch rất đẹp. Tới thời điểm này, để thực hiện dự án, Công ty đã gieo ươm và chuẩn bị cây giống đầy đủ phục vụ trồng mới 50ha cây tràm trong năm 2023.
5.000 cây tràm được trồng trong ngày 18/2 đều đảm bảo cây phải được trồng đúng quy trình kỹ thuật. Sau khi trồng từ 15 - 20 ngày phải kiểm tra, nếu cây đạt tỷ lệ sống dưới 80% phải trồng bổ sung ngay. Cùng với đó, hàng năm phải làm cỏ 2 - 3 lần và phải phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Hồ Thác Bà nằm trọn trong lòng huyện Yên Bình và một phần của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, với diện tích mặt nước hơn 23.400ha, mực nước hồ dao động từ cốt 48 - 58m tạo ra vùng đất bán ngập khoảng 2.700ha.
Việc trồng cây xanh bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan hệ sinh thái, góp phần thúc đẩy du lịch tại hồ Thác Bà, phù hợp với Quy hoạch tổng thể Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà vừa được Thủ tướng phê duyệt vào ngày 12/7/2022.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…