Sự ra đời của Chi nhánh Long An góp phần mở rộng mạng lưới BAC A BANK tại Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Ngày 07/10/2019, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (BAC A BANK) Chi nhánh Long An đã gia nhập thị trường tài chính Long An và được long trọng tổ chức khai trương tại địa chỉ 28-30 Trà Quý Bình, phường 2, thành phố Tân An, tỉnh Long An, nâng số điểm giao dịch của BAC A BANK lên 130 điểm tại 28 tỉnh thành kinh tế trọng điểm của cả nước.
Sự ra đời của Chi nhánh Long An đã góp phần mở rộng mạng lưới BAC A BANK tại Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nghi lễ cắt băng khai trương BAC A BANK Chi nhánh Long An.
Trong không khí tưng bừng rộn rã của Lễ khai trương có sự hiện diện của Lãnh đạo tỉnh, các Bộ ban ngành, lãnh đạo BAC A BANK và toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh Long An.
Phát biểu khai mạc lễ khai trương, ông Đặng Trung Dũng, Phó Tổng Giám đốc thường trực BAC A BANK khẳng định:
“Thời gian qua, với nỗ lực không ngừng hoàn thiện năng lực cung cấp hệ thống sản phẩm đa dạng, được bổ sung nhiều tiện ích mới cùng các chương trình ưu đãi được triển khai thường xuyên, đáp ứng nhu cầu của các phân khúc khách hàng, BAC A BANK có thể tự hào về những thành tựu nổi bật trên nhiều phương diện như mạng lưới rộng khắp, đội ngũ nhân sự hơn 2.000 cán bộ nhân viên, tổng tài sản trên 90.000 tỷ đồng; vốn điều lệ đạt mức 5.500 tỷ đồng.
Bên cạnh các dịch vụ tài chính, BAC A BANK còn ghi dấu ấn là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực tư vấn đầu tư cho nhiều doanh nghiệp phát triển bền vững, đặc biệt là ở lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và an sinh xã hội.
Với những điều kiện trên, BAC A BANK chính thức có mặt tại Long An với hy vọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Long An sẽ là thị trường giàu tiềm năng đối với BAC A BANK và các nhà đầu tư”.
Ông Đặng Trung Dũng, Phó Tổng Giám đốc thường trực BAC A BANK BAC A BANK phát biểu khai mạc.
Long An thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45 km, là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long.
Hệ thống giao thông kết nối tỉnh với khu vực khá hoàn chỉnh, bao gồm đường bộ lẫn đường thủy. Long An được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long và có đường biên giới giáp với Campuchia.
Long An đặc biệt nổi tiếng với lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp chủ lực chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.
Công nghiệp tại Long An đạt khoảng 40% giá trị trong nền kinh tế tỉnh, được biết đến với những sản phẩm như dệt may, thực phẩm, chế biến, xây dựng.
Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Việt Nam năm 2018, Long An xếp ở vị trí thứ 2 trong 13 tỉnh miền Tây và thứ 3 cả nước.
Gia nhập thị trường tài chính tại Long An, BAC A BANK nhận được sự ủng hộ rất lớn từ chính quyền địa phương và Ngân hàng Nhà nước tỉnh.
Tham dự Lễ khai trương, Đào Văn Nghiệp - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Long An phát biểu:
“Ngày hôm nay, Ngân hàng Bắc Á có mặt tại tỉnh Long An với tâm thế vững vàng và tự tin là một Ngân hàng thương mại lớn trong hệ thống với bề dày 25 năm hoạt động, chúng tôi tin tưởng BAC A BANK sẽ nhanh chóng hòa nhập với môi trường tài chính ngân hàng và phát triển lớn mạnh tại đây.
Ngân hàng Nhà nước tỉnh sẽ hỗ trợ để BAC A BANK Chi nhánh Long An sớm hội nhập và trở thành một chi nhánh lớn mạnh trong hệ thống ngân hàng tỉnh, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.
Chúc BAC A BANK ngày một phát triển và được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn”.
Ông Đào Văn Nghiệp, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Long An phát biểu chỉ đạo.
Ông Đặng Trung Dũng, Phó Tổng giám đốc thường trực và ông Nguyễn Quốc Đạt, Phó Tổng giám đốc BAC A BANK trao quyết định thành lập cho Giám đốc Chi nhánh Long An.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo, ông Nguyễn Văn Lợi - Giám đốc BAC A BANK Chi nhánh Long An cam kết cùng cán bộ nhân viên sẽ luôn năng động, sáng tạo trong kinh doanh, chuyên nghiệp và tận tâm trong phục vụ khách hàng; luôn giữ vững tâm sáng và phát huy truyền thống, những giá trị cốt lõi để đưa thương hiệu BAC A BANK không ngừng lan tỏa, lớn mạnh:
“BAC A BANK Chi nhánh Long An sẽ đồng lòng triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, phục vụ tốt nhất và tối đa sự phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển cũng như các nhu cầu tài chính khác của người dân.
Chi nhánh sẽ bám sát và tuân thủ đúng các yêu cầu và chỉ đạo nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước và Hội Sở chính, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động, đẩy mạnh phát triển kinh doanh, mở rộng mạng lưới trên địa bàn tỉnh”.
Ông Nguyễn Văn Lợi – Giám đốc BAC A BANK Chi nhánh Long An phát biểu nhận nhiệm vụ.
Đông đảo khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh Long An trong ngày khai trương.
BAC A BANK Chi nhánh Long An ra đời không chỉ góp phần mở rộng mạng lưới của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trụ sở Chi nhánh nằm tại trung tâm Long An với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, cùng đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, tận tâm và được đào tạo bài bản, chắc chắn sẽ phục vụ tốt nhu cầu tài chính của người dân nơi đây.
Ngay trong ngày đầu khai trương, đã có đông đảo khách hàng tới giao dịch tại BAC A BANK Chi nhánh Long An.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…