Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 26 tháng 7 năm 2022 | 15:31

Bắc Giang đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang đã ban hành các Kế hoạch về thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, trên cơ sở đó, các phòng, đơn vị trực thuộc đã chủ động triển khai bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực.

Số hoá 129 vùng trồng cây ăn quả tập trung

Cùng với việc ban hành và triển khai các Kế hoạch thực hiện nội dung theo đúng kế hoạch đã đề ra. Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang đã triển khai các ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp như: cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công trực tuyến, hệ thống một cửa điện tử, đồng bộ công khai 97 thủ tục hành chính thuộc 13 lĩnh vực thực hiện tiếp nhận và xử lý hồ sơ trên phần mềm một cửa điện tử; 28 thủ tục hành chính thực hiện mức độ 3, 4.

Kết quả, đối với thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển cây ăn quả bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 -2025, trong năm 2022, Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục số hoá cho 129 vùng trồng cây ăn quả tập trung; xây dựng mã Qrcode, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho 05 Hợp tác xã, doanh nghiệp; xây dựng gian hàng không gian ảo lên sàn thương mại điện tử cho 10 hợp tác xã.

 

 Áp dụng hệ thống điều khiển tự động trong sản xuất nông nghiệp.

 

Tiếp tục triển khai đề án tự động hóa trong nuôi thủy sản thâm canh giai đoạn 2021-2025. Trong 6 tháng đầu năm đã triển khai được 19ha với 15 hộ dân trong các tổ hợp tác tham, theo đề án các nội dung hỗ trợ triển khai cho người nuôi thủy sản bao gồm các hệ thống máy móc như: máy cho ăn tự động, máy tạo oxy, hệ thống camera, tủ điển khiển từ xa, con giống… qua triển khai các hộ dân nhiệt tình tham gia và các mô hình đạt hiệu quả cao về năng suất, sản lượng và giảm công lao động.

Sở cũng đã xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, thực hiện giám sát, quản lý bảo vệ rừng bằng hệ thống Camera có chức năng phát hiện tình trạng phá rừng, cháy rừng, hệ thống thu phát tín hiệu từ các vị trí lắp đặt Camera về trung tâm điều hành với các chức năng cảnh báo sớm các đám phá rừng, cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại diện tích rừng bị cháy, phá gây ra.

Ứng dụng thiết bị bay không người lái (flycam) vào tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; kịp thời phát hiện cháy rừng, phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật để ngăn chặn, xử lý triệt để; kịp thời phát hiện ra sâu bệnh hại rừng để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời làm cho rừng được bảo vệ tốt hơn. Ứng dụng công nghệ thông tin và GIS (Hệ thống thông tin địa lý) vào xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng và theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp hàng năm.

Góp phần quảng bá, giới thiệu sản phẩm

Sở Nông nghiệp và PTNT đã triển khai 6 lớp tập huấn Ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển quản bá và thương mại sản phẩm OCOP cho đối tượng chuyển giao tại các huyện, thành phố. Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình chuyển đổi số như: Mô hình ứng dụng công nghệ số vào nuôi cá rô phi thâm canh tại xã Dương Đức, huyện Lạng Giang quy mô 1 ha; mô hình ứng dụng thiết bị bay không người lái để phòng trừ sâu, bệnh hại trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2022  tại huyện Việt Yên và Lạng Giang với quy mô 34 ha; mô hình ứng dụng thiết bị bay không người lái để phòng trừ sâu, bệnh hại trong sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2022 quy mô 10 ha tại huyện Lục Ngạn.

 

 Ứng dụng thiết bị bay không người lái trong phun thuốc BVTV ở Tân Yên.

 

Đã tổ chức đưa trên 100 lượt sản phẩm OCOP của tỉnh tham gia Hội chợ triển lãm thực tế ảo tại diễn đàn Quốc tế chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam do Bộ ngoại giao và Bộ Nông nghiệp & PTNT tổ chức, nhằm quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP của tỉnh. Các chủ thể chủ động đưa sản phẩm tham gia vào các kênh bán hàng online như: Voso, san24h; shopee; tiki;… qua đó giúp sản phẩm tiêu thụ thuận lợi trong mùa dịch (sản phẩm Mỳ gạo Chũ của HTX sản xuất kinh doanh và tiêu thụ mỳ Trại Lâm xã Nam Dương; HTX sản xuất và tiêu thụ mỳ Chũ Nam Thể; các sản phẩm chế biến từ gà đồi Yên Thế của HTX nông nghiệp xanh Yên Thế;…)

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang, những tháng cuối năm, sở tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của người đứng đầu các phòng, đơn vị trực thuộc trong việc tổ chức, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số để xây dựng thành công “cơ quan số” tại đơn vị mình, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cơ quan, đơn vị.

Tiếp tục tuyên truyền và tổ chức phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số... Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, toàn diện tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông, tăng cường trao đổi, xử lý hồ sơ qua mạng; bảo đảm tính liên thông giữa các phòng, đơn vị trong quy trình xử lý thủ tục, tin học hóa tối đa các hoạt động trong quy trình thủ tục hành chính…

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top