Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 28 tháng 7 năm 2022 | 14:40

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Vượt qua đại dịch, hoàn thành tốt nhiệm vụ

BHTGVN đang bảo vệ cho hơn 89 triệu lượt người gửi tiền với số tiền gửi được bảo hiểm là gần 7 triệu tỷ đồng tại 1.283 tổ chức tham gia BHTG.

Dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trong 6 tháng đầu năm 2022, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã chủ động triển khai các hoạt động nghiệp vụ bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bảo vệ tốt quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng.

123.jpg
 Ông Phạm Bảo Lâm – Chủ tịch HĐQT BHTGVN phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của BHTGVN. Ảnh: LĐ

 

Bảo vệ cho gần 7 triệu tỷ đồng tiền gửi tại 1.283 tổ chức tín dụng

Theo số liệu được công bố tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022, BHTGVN đang bảo vệ cho hơn 89 triệu lượt người gửi tiền với số tiền gửi được bảo hiểm là gần 7 triệu tỷ đồng tại 1.283 tổ chức tham gia BHTG, bao gồm 97 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.181 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), 1 ngân hàng hợp tác xã và 4 tổ chức tài chính vi mô.

Tính đến ngày 30/6/2022, tổng nguồn vốn của BHTGVN đã đạt hơn 88,8 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2021; Quỹ dự phòng nghiệp vụ là 82,6 nghìn tỷ đồng. Nguồn lực tài chính tăng trưởng tốt giúp BHTGVN tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém.

Thời gian vừa qua, mặc dù chưa phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm nhưng BHTGVN vẫn luôn tập trung bám sát diễn biến tình hình các tổ chức tham gia BHTG để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra. BHTGVN đã chủ động xây dựng phương án chi trả tiền BHTG để tổ chức thực hiện khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm; thực hiện miễn nộp phí BHTG cho các tổ chức tham gia BHTG được kiểm soát đặc biệt theo quy định.

Để đề phòng các sai phạm, rủi ro trong quá trình hoạt động, BHTGVN đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn hệ thống thực hiện giám sát liên tục, thường xuyên đối với 100% tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn quản lý. Đồng thời, BHTGVN cũng thực hiện kiểm tra định kỳ đối với 153/280 tổ chức tham gia BHTG, đạt 54,6% so với kế hoạch; kiểm tra đối với 21/53 QTDND theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN năm 2022, đạt 39,6% so với kế hoạch.

Bên cạnh đó, BHTGVN thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các tổ chức tham gia BHTG gửi thông tin báo cáo về tiền gửi được bảo hiểm theo quy định; nghiên cứu, đề xuất việc mở rộng phạm vi giám sát, bám sát diễn biến hoạt động của thị trường tiền tệ cũng như hoạt động của các TCTD; tăng cường theo dõi các thông tin liên quan đến sở hữu chéo và lãi dự thu trong hoạt động ngân hàng để nâng cao chất lượng, nội dung giám sát. Ngoài ra, tập trung mọi nguồn lực, kịp thời đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác kiểm tra, nỗ lực cố gắng phấn đấu thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch được phê duyệt, chú trọng việc thực hiện kiểm tra theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN.

Công tác tuyên truyền được tích cực triển khai theo hướng đa dạng về nội dung, hình thức. BHTGVN tích cực mở rộng kênh truyền thông đến các vùng sâu, vùng xa; triển khai tuyên truyền chính sách BHTG trên các báo, tạp chí, kênh truyền hình uy tín; phối hợp với Vụ Truyền thông NHNN tuyên truyền các quy định mới về chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, các vấn đề cần định hướng, tư vấn cho người gửi tiền và công chúng. Các kế hoạch truyền thông tại các Chi nhánh cơ sở được định hướng, thực hiện linh hoạt để phù hợp với diễn biến dịch bệnh Covid-19 và tình hình hoạt động của từng địa phương, qua đó đưa chính sách BHTG đến với mọi tầng lớp cư dân.

Đặc biệt, BHTGVN đã chủ động phối hợp với Vụ, Cục liên quan của NHNN thực hiện các công việc theo kế hoạch, nhiệm vụ của Ban soạn thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHTG. Nghiên cứu, đề xuất các nội dung phù hợp với thông lệ quốc tế và định hướng Chiến lược phát triển BHTG, đặc biệt phát huy vai trò, quyền hạn của BHTGVN trong việc tham gia sâu hơn, có hiệu quả hơn vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD theo định hướng của Luật.

Tập trung hoàn thành kế hoạch đề ra trong năm 2022

Có thể thấy, những kết quả đạt được của BHTGVN trong nửa đầu năm 2022 là tương đối tích cực. Tuy nhiên, để sẵn sàng ứng phó với những diễn biến phức tạp trong thời gian tới, BHTGVN đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong 6 tháng cuối năm, cụ thể:

BHTGVN sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, sớm hoàn thành việc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Chiến lược phát triển BHTG đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và chủ động xây dựng Chương trình hành động và triển khai thực hiện ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc rà soát, nghiên cứu và đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật BHTG theo định hướng của NHNN.

Theo dõi sát diễn biến tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG, thực hiện phân tích, giám sát và kịp thời tham mưu, đề xuất, kiến nghị với NHNN về những vấn đề phát sinh mới có thể gây mất an toàn hệ thống TCTD. Đồng thời, tập trung mọi nguồn lực, linh hoạt thực hiện các phương án kiểm tra, đảm bảo hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN năm 2022.

Thực hiện các hoạt động cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG, tính và thu phí BHTG theo đúng quy định của pháp luật, hoàn thành mục tiêu thu phí BHTG theo kế hoạch được NHNN giao. Thực hiện trả tiền bảo hiểm khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

Tích cực tham gia vào quá trình cơ cấu lại TCTD yếu kém; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, quy trình nghiệp vụ, chất lượng nguồn nhân lực để chuẩn bị sẵn sàng tham gia quản trị, điều hành các TCTD yếu kém khi được yêu cầu.

Tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động tuyên truyền chính sách BHTG, qua đó hỗ trợ quá trình đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật BHTG. Triển khai các bước trong quy trình theo kế hoạch được phê duyệt về khảo sát, đánh giá mức độ nhận thức của người gửi tiền về chính sách BHTG.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức, tăng cường năng lực tài chính, năng lực hoạt động, chú trọng nâng cao trình độ cán bộ, áp dụng công nghệ hiện đại và các chuẩn mực quốc tế về BHTG để phát huy tốt hơn nữa vai trò bảo vệ người gửi tiền.            

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top