Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 21 tháng 7 năm 2019 | 20:38

Bình Định: Trái cây, rau củ Trung Quốc đội lốt Việt Nam

Thời gian gần đây, trên các đường phố Quy Nhơn: Nguyễn Tất Thành, Tôn Đức Thắng, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thái Học, An Dương Vương, Trường Chinh… nhiều người bày bán đủ các loại hoa quả được quảng cáo là hàng Việt Nam, như: Đào, mận, nho, xoài... với giá rẻ.

Người bán hàng giới thiệu đó là đào ở Sa Pa, nho ở Ninh Thuận, xoài mút ở Tiền Giang, An Giang… nhưng thực tế đây đều là hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc.
 
xoài-mút-của-tq-người-tiêu-dùng-nhâm-lẫn-với-hngf-vn.jpg
Xoài TQ đội lốt xoài Việt Nam

 

Tại các sạp trái cây ở các chợ bán tràn ngập táo, cherry, nho được giới thiệu là hàng Mỹ, Úc, New Zealand… với giá rẻ đến bất thường, như táo từ 40.000 - 60.000 đồng/kg, cherry từ 330 - 450 nghìn đồng/kg, nho 80.000 đồng đến 120 nghìn đồng/kg.
 
Tại chợ đầu mối trái cây ở đường Tăng Bạt Hổ, TP Quy Nhơn tìm mua trái cây xịn,  tuy nhiên tất cả những thương lái  đều thừa nhận, hàng Mỹ hàng Úc làm gì có giá đó.
 
Không chỉ trái cây, một số loại củ như: Cà rốt, khoai lang tây, hành tím, hành tây, tỏi của Trung Quốc cũng đánh tráo xuất xứ. Các loại củ này có giá khá rẻ, quả to, đều và bảo quản với thời gian rất lâu.
 
Không chỉ có ở Bình Định mà trên địa bàn các tỉnh thành trong cả nước, hiện tượng hàng hoa quả Trung Quốc nhưng  “Đội lốt” là của Việt Nam không hiếm.
 
Việc hàng hoa quả Trung Quốc “Đội lốt” sản phẩm nông nghiệp xuất xứ từ Việt Nam đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị trái cây Việt Nam và ảnh hưởng đến sản xuất của người nông dân.
 
Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có biện pháp kiểm tra, kiểm soát các loại trái cây đang được bày bán tràn lan trên thị trường nhưng lại “Đội lốt” nông sản Việt
 
Quảng Ngãi: Hồ chứa nước Cây Xoài gặp khó trong việc tích nước
 
Dự kiến đến cuối tháng 7.2019 Hồ chứa nước Cây Xoài ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ), tổng vốn đầu tư hơn 60 tỷ đồng, với dung tích chứa gần 600.000m3 sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành, sử dụng.
 
quảng-ngãi.jpg
Đơn vị Tư vấn giám sát và thi công thường xuyên kiểm tra và trao đổi để đẩy nhanh tiến độ thi công (ảnh báo Quảng Ngãi))

 

Nhưng do thời tiết nắng nóng, cộng với thời gian thi công kéo dài, nên nguồn nước từ suối đổ về ít, dẫn đến khó có thể tích nước đủ như thiết kế.
 
Theo chủ đầu tư, do việc thi công kéo dài, nên đã phát sinh nhiều chi phí trong đầu tư.
 
Đại diện tư vấn giám sát (Công ty CP Tư vấn xây dựng và đầu tư Quảng Ngãi) Nguyễn Công Thành cho biết: "Công trình này thi công rất khó khăn, do thiếu nước phục vụ thi công và chịu nhiều áp lực về tiến độ thi công. Tuy nhiên, chúng tôi luôn theo dõi và chỉ đạo nhà thầu thi công các hạng mục đảm bảo chất lượng".
Công trình hồ chứa nước Cây Xoài do liên danh 4 nhà thầu thi công, đến nay đã đạt khoảng 90% khối lượng. Tuy nhiên, do không có nước về đủ như thiết kế nên rất khó bàn giao khi công trình hoàn thành.
 
Việc Hồ chứa nước Cây Xoài không thể bàn giao đúng thời hạn cũng gây khó khăn cho  Nhà máy nước Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh) hoạt động, vì  đây cũng là công trình cung cấp nước cho Nhà máy nước Sa Huỳnh này.
 
Quảng Nam: Nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích lúa ở Đại Lộc khô cháy
 
Do thời tiết nắng nóng kéo dài đã gây ra tình trạng hạn hán trên địa bàn huyện Đại Lộc., tại đây đã có nhiều diện tích lúa và hoa màu vụ hè thu bị khô cháy, có nguy cơ mất trắng.
 
Xã Đại Quang có hơn 400ha diện tích lúa hè thu, trong đó một nửa diện tích phụ thuộc vào nước tưới từ các dòng suối tự chảy và các hồ đập.
 
địa-lộc.JPG
Hàng nghìn ha lúa tại Đại Lộc có nguy cơ mất trắng do hạn hán

 

Tuy nhiên, toàn bộ 9 hồ đập lớn nhỏ và 2 suối tự chảy trên địa bàn của xã đã khô trơ đáy từ nhiều tháng nay.
 
Không chỉ ở xã Đại Quang, nhiều xã trên địa bàn huyện Đại Lộc xảy ra tình trạng hạn hán nặng, thiếu nước sinh hoạt, nhiều diện tích lúa và hoa màu không có nước bị khô héo.
 
Tính đến thời điểm này, trong 4.300ha lúa gieo cấy vụ hè thu của Đại Lộc thì đã có gần 500ha lúa bị ảnh hưởng nặng nề. Trong khi đó, trữ lượng nước tại 8 hồ chứa, 11 đập dâng và các suối tự chảy đến nay hầu như đã cạn.
 
Mặc dù lãnh đạo và chính quyền huyện Đại lộc đã có rất nhiều biện pháp, chỉ đạo cơ quan chức năng chuyên môn, các đơn vị tìm mọi biện pháp để chống hạn cứu lúa, tuy nhiên nếu không có mưa lớn trên diện rộng thì hàng nghìn héc ta lúa tại địa phương gần như mất trắng.
 
 
Ngọc Thủy (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top