Tính đến ngày 12/10, cả nước đã có 47 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, xếp hạng, công nhận cho tổng số 2088 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Dự kiến đến hết năm 2020 con số này sẽ tăng lên 3.843 sản phẩm.
Hiện, cả nước có hơn 2.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Ngày 07/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 (Chương trình OCOP), triển khai trên phạm vi cả nước với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Trong đó, Nhà nước với vai trò kiến tạo sẽ ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.
Sau hai năm triển khai, Chương trình OCOP tại các tỉnh, thành phố trên cả nước đã phát huy sức mạnh và vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương. Chương trình tạo phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các chuỗi giá trị sản phẩm. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn và là giải pháp quan trọng để thực hiện nhóm tiêu chí về sản xuất, thu nhập, hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.
Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, tính đến ngày 12/10/2020, cả nước đã có 47 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, xếp hạng, công nhận cho tổng số 2.088 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Theo đó, hạng 3 sao có 1.366 sản phẩm, hạng 4 sao có 674 sản phẩm và 48 sản phẩm đề nghị Trung ương đánh giá và phân hạng năm sao.
Dự kiến đến hết năm 2020 sẽ có 3.843 sản phẩm được chuẩn hóa OCOP (vượt gần 1,6 lần so với mục tiêu 2.400 sản phẩm).
Còn nhiều khó khăn
Trong bối cảnh nông nghiệp nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chung về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP hướng tới xuất khẩu còn tồn tại nhiều “nút thắt” cần thực hiện nhiều giải pháp bài bản và căn cơ trong thời gian tới.
Bước đầu Chương trình OCOP đã nâng cao giá trị nhiều sản phẩm ở các địa phương.
Một trong những trở ngại hiện nay chính là nhiều địa phương chưa đảm bảo được nguồn hàng thường xuyên, sản lượng ổn định khiến các đầu mối thu mua ngần ngại. Do quy mô sản xuất của nhiều đơn vị còn nhỏ, đầu tư cho công nghệ còn thấp, giá trị sản phẩm chưa thể đạt được thứ hạng cao trong Chương trình OCOP. Nhiều sản phẩm dù rất độc đáo, đặc sắc song chưa thể vươn xa trên thị trường.
Hiện, đầu tư sản xuất nông nghiệp nói chung hiệu quả không cao, tính rủi ro lớn, bên cạnh đó là chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào chế biến còn chưa hấp dẫn. Đặc biệt, khó khăn lớn hiện nay là sản lượng, nguồn nguyên liệu đầu vào cho chế biến sản phẩm OCOP còn thấp, thiếu ổn định để thu hút được nguồn vốn lớn đầu tư cho chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Việc liên kết giữa doanh nghiệp phân phối sản phẩm và đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP chưa bền vững, chủ yếu vẫn liên kết theo hình thức thương thảo thuận mua vừa bán dẫn đến tình trạng tiêu thụ sản phẩm vẫn còn qua nhiều khâu trung gian, bị tư thương lợi dụng thao túng giá. Kéo theo đó, giá bán thực tế cao hơn nhiều so với giá thu mua tại nơi sản xuất dẫn tới sức cạnh tranh chưa cao, chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.
Công tác tuyên truyền quảng bá Marketting giới thiệu sản phẩm OCOP của các đơn vị còn yếu. Do vậy, sản phẩm OCOP ít được đưa vào các kênh phân phối lớn. Nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao nhưng lại chưa được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước và thu hút được sự quan tâm của du khách nước ngoài.
Bên cạnh đó, chưa có sự phản hồi thông tin hai chiều giữa người sản xuất và người tiêu dùng thông qua kênh bán lẻ để từ đó tạo ra sản phẩm OCOP đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Trong khi đó, để được địa phương và người tiêu dùng công nhận, các sản phẩm OCOP phải đáp ứng yêu cầu có công bố chất lượng sản phẩm; có mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; có chứng nhận sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu sản phẩm; mẫu mã, bao bì đẹp để khẳng định được vị trí, uy tín đối với người tiêu dùng.
Trong khi đó, nhiều người tiêu dùng hiện nay thiếu thông tin về chương trình, sản phẩm OCOP, bên cạnh đó một bộ phận người tiêu dùng thích các sản phẩm giá rẻ. Nguyên nhân là do công tác thông tin truyền thông định hướng sản phẩm theo khách hàng còn hạn chế.
Để triển khai hiệu quả hơn nữa Chương trình OCOP thiết nghĩ Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cần chủ động kết nối, mời gọi đầu tư, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP giữa các tỉnh, thành trong cả nước. Từ đây tạo cơ hội gặp gỡ trao đổi, hiến kế, đề xuất tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn triển khai thực hiện.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.