Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 4 năm 2021 | 15:14

Các tỉnh miền Trung đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp

Để phù hợp hơn cho hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, một số địa phương của các tỉnh miền Trung, đã có những “điểm sáng” trong các mô hình chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân trong xã.

Hà Tĩnh: Một hộ dân lãi hàng chục triệu sau hai tháng nuôi chim le le

Gia đình anh Thiều Quang Đường (thôn Hoa Đông, xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh) là một trong những hộ gia đình đầu tiên đi tiên phong trong mô hình nuôi chim le le tại Hà Tĩnh. Sau khi thử nhiệm, mô hình đã có những bước đầu thành công khi đem lại lãi ròng hàng chục triệu đồng chỉ sau hai tháng cho gia đình anh.

Mô hình được triển khai bắt đầu từ tháng 2/2021 với quy mô ban đầu là 500 con dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng, vật nuôi TX Kỳ Anh. Trước khi nuôi thử nghiệm, gia đình anh Đường đã lựa chọn giống rất kỹ và tham khảo nhiều ý kiến của các chuyên gia. Sau cùng, anh quyết định chọn nuôi loại le le khoảng chừng 2 tháng tuổi ở Thành Long, Châu Thành, Tây Ninh.

 

146d3095137t38664l0.jpg
Đàn chim le le khỏe mạnh của gia đình anh Đường. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Nhờ việc lựa chọn được giống tốt, cùng với phương pháp nuôi dưỡng và chăm sóc phù hợp. Thời gian đầu, đàn chim le le của anh Đường phát triển tốt và khỏe mạnh. Trong vòng gần 2 tháng, đàn chim le le đã đạt được trọng lượng từ 400 – 450 gram/con.

Anh Thiều Quang Đường chia sẻ: “Quá trình thả nuôi, đàn le le thích ứng rất tốt với điều kiện khí hậu ở TX Kỳ Anh; le le khá dễ chăm sóc, có tỉ lệ sống hơn 99%. Với giá sỉ 320.000 đồng/con, đàn 500 con le le đầu tiên được thương lái ở Nghệ An thu mua hết, cho tổng doanh thu đạt hơn 160 triệu đồng, trừ đi các chi phí, lãi ròng gần 40 triệu đồng sau gần 2 tháng nuôi”.

Theo bà Lê Thị Thanh Hường - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng, vật nuôi TX Kỳ Anh cho biết: “Ở TX Kỳ Anh có điều kiện khí hậu thích hợp, diện tích đất đai rộng, lao động dồi dào, nguồn thức ăn phong phú để phát triển nghề chăn nuôi chim le le. Hiệu quả bước đầu cho thấy, mô hình này sẽ trở thành hướng đi khá triển vọng giúp bà con phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập. Thời gian tới, Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng, vật nuôi TX Kỳ Anh sẽ tiếp tục tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật và phối hợp với các địa phương để nhân rộng mô hình".

Quảng Trị: Mô hình nuôi chim cút đem lại thu nhập tốt cho người dân xã Vĩnh Lâm

Ở xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh, gia đình anh Hoàng Văn Kim là một trong các hộ gia đình đầu tiên nuôi chim cút sinh sản với quy mô lớn. Anh Kim cho biết: “Trong thời gian làm việc tại thành phố Đà Nẵng, tôi biết đến mô hình nuôi chim cút, trong đó riêng nuôi chim cút chuyên bán trứng mang lại lợi nhuận cao. Nhận thấy tại địa phương mình, thị trường tiêu thụ trứng cũng như chim cút thương phẩm khá lớn nhưng hiện tại chưa có nguồn cung cấp tại chỗ, chủ yếu phải nhập từ các địa bàn lân cận, tôi quyết định áp dụng mô hình nuôi chim cút tại quê nhà”.

 

nguyentrangchimcut.jpg
Mô hình nuôi chim cút của gia đình anh Kim ở xã Vĩnh Lâm. Ảnh: Báo Quảng Trị

Trở về quê với số vốn dành dụm được và vay thêm ngân hàng, năm 2014 anh Kim tự nhập 1.000 trứng cút giống về tự úm ra chim cút nuôi thử. Kết quả là đàn chim của anh phát triển tốt và bắt đầu sinh sản. Các thương lái ở chợ Do và chợ Hồ Xá đều nhận bao tiêu đầu ra sản phẩm của anh.

Chim cút được xem là phát triển nhanh hơn so với các loại gia cầm khác. Giá bán của chim cút thương phẩm cũng khá cao, giá dao động từ 13.000 – 15.000 đồng/con.  Hiện nay, gia đình nhà anh Kim đã trở thành một địa chỉ chăn nuôi chim cút lấy trứng uy tín trong vùng. Tổng đàn luôn duy trì từ 6.000 – 8.000 con.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vĩnh Linh Nguyễn Văn Lương đánh giá: “Mô hình nuôi chim cút có nhiều ưu thế, quỹ đất chăn nuôi vừa phải, vốn đầu tư không quá lớn. Đầu ra ổn định vì sản phẩm gồm cả trứng và chim cút thương phẩm đều giàu chất dinh dưỡng, giá cả phải chăng, ít biến động nên thị trường ngày càng ưa chuộng. Thời gian thu hồi vốn nhanh. Hiệu quả từ mô hình nuôi chim cút của gia đình anh Kim sẽ mở ra hướng đi triển vọng để các địa phương khuyến khích người chăn nuôi thử nghiệm làm cơ sở nhân rộng. Qua đó đẩy mạnh hơn nữa chủ trương đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao, bền vững bên cạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm truyền thống nhằm tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn”.

Nghệ An: “Sạch từ nhà ra đồng ruộng” ở Anh Sơn

Với mục đích phát huy vai trò của người dân trong công tác bảo vệ môi trường và tham gia xây dựng nông thôn mới. Hội Nông dân huyện Anh Sơn đã bắt đầu triển khai phong trào “Sạch từ nhà ra đồng ruộng”.

 

bna_a1564571_1842021.jpg
Người dân xử lý thuốc BVTV theo đúng quy trình đề ra. Ảnh: Báo Nghệ An

Đi đầu trong phong trào này là xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn. Bà Trần Thị Hương - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tường Sơn cho biết: “Thực tế thì trước đây, người dân xã Tường Sơn chỉ chú trọng vệ sinh trong khuôn viên nhà ở và vườn tược của mình. Những năm gần đây, bà con đã thay đổi nhận thức bảo vệ môi trường cộng đồng, chú trọng làm sạch đường sá, đồng ruộng.

Với phương châm “Sạch nhà, sạch ngõ” đến “sạch đồng”, trên các cánh đồng Hội Nông dân xã cũng huy động kinh phí xây dựng bể thu gom vỏ thuốc BVTV. Đến nay đã có 80 cái bể thu gom thuốc BVTV được lắp đặt trên tất cả các xứ đồng.

Hoa Sơn cũng là một trong những xã thực hiện tốt phong trào "Sạch từ nhà ra đồng ruộng" ở huyện Anh Sơn. Hiện nay, về tiêu chí môi trường, xã Hoa Sơn đã có 95% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; số hộ gia đình có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn quy định, có hệ thống tiêu thoát đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí và nguồn nước đạt 100%.  

 

 

Công Ngọc (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top