Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 15 tháng 9 năm 2020 | 14:28

Chăn nuôi phải thay đổi nhanh: “Chế biến còn lõm bõm và tiêu thụ yếu”

Ngành chăn nuôi phải xác định 3 khâu quan trọng nhất để phát triển bền vững là sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Nhưng hiện nay, ngành này chỉ làm được khâu sản xuất, trong khi chế biến thì lõm bõm, tiêu thụ yếu.

Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn 2040 tổ chức tại Hà Nội sáng nay (15/9). Hội nghị do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì.

Xác định 3 khâu quan trọng

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, sau hơn 10 năm triển khai Chiến lược phát triển chăn nuôi đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: chăn nuôi Việt Nam luôn phát triển với tốc độ cao, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp có xu hướng tăng nhanh, góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và gia tăng xuất khẩu.

 

logo-chan-nuoi-3-1600141023036851628463.jpg
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị.

 

Giai đoạn 2008-2018, sản lượng thịt các loại tăng 1,5 lần (từ 3,6 triệu tấn lên 5,4 triệu tấn), trứng tăng 2,3 lần (từ gần 5,0 tỷ quả lên 11,6 tỷ quả), sữa tươi tăng 3,6 lần (từ 262,2 nghìn tấn lên 936,7 nghìn tấn), thức ăn chăn nuôi (TACN) công nghiệp tăng gần 2,4 lần (từ 8,5 triệu tấn lên 20,2 triệu tấn). Một số sản phẩm chăn nuôi đã được xuất khẩu, như: thịt lợn choai, lợn sữa, thịt gia cầm, trứng muối, mật ong, tổ yến, tơ tằm, sữa và các sản phẩm từ sữa... khẳng định giá trị thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi trong nước với khu vực và trên thế giới.

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi đã tạo sinh kế cho 6,0-6,5 triệu hộ trong 8,6 triệu hộ sản xuất nông nghiệp góp phần thay đổi bộ mặt của khu vực nông thôn. Thông qua đổi mới và phát triển các hình thức liên kết, tổ chức sản xuất trong chăn nuôi, đời sống người dân và hạ tầng khu vực nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực.

Thu nhập của đại bộ phận dân cư nông thôn không ngừng được cải thiện, nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực chăn nuôi. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhiều thành phần kinh tế đầu tư lớn trong phát triển chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi theo mô hình chuỗi khép kín từ trang trại đến bàn ăn.

“Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi phải xác định 3 khâu quan trọng nhất để phát triển bền vững là sản xuất, chế biến, và tiêu thụ. Nhưng hiện nay, ngành này chỉ làm được khâu sản xuất, trong khi chế biến thì lõm bõm.

Như thịt lợn, đất nước đã có 40% dân cư đô thị, 30 triệu công nhân mà bây giờ vẫn còn những cái lò mổ thủ công, mổ mấy con lợn để đưa ra thị trường bán, làm sao phù hợp nữa. Các nhà máy hiện đại chế biến rất ít, kể cả chuỗi gà, chuỗi lợn chế biến kém”, ông Cường đánh giá.

Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số, công tác quản trị kém làm giảm năng suất và tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi; Công tác kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm và môi trường vẫn còn nhiều bất cập nhất là khu vực chăn nuôi nông hộ và giết mổ nhỏ lẻ, nhiều dịch bệnh nguy hiểm chưa được thanh toán, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trên diện rộng và làm phát sinh nhiều chi phí đầu vào của sản xuất chăn nuôi, nhiều cơ sở chăn nuôi xử lý chất thải chưa đáp ứng yêu cầu vừa gây ô nhiễm môi trường vừa lãng phí nguồn phân bón hữu cơ chất lượng cho cây trồng.

Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết còn chiếm tỷ trọng thấp; nhiều vật tư chăn nuôi, nhất là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y vẫn phải nhập khẩu với số lượng lớn làm giảm giá trị gia tăng của sản xuất chăn nuôi trong nước.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng chỉ ra: "Trong hơn 40 tỷ USD nông sản xuất khẩu đi các nước, soi kính hiển vi không nhìn thấy ông chăn nuôi".

Ngoài ra, các hoạt động nghiên cứu khoa học chăn nuôi chưa có nhiều đột phá; công tác đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, quản lý thiếu chuyên nghiệp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; công tác dự báo, dự tính về thị trường sản phẩm chăn nuôi còn nhiều hạn chế; hoạt động giết mổ tập trung và chế biến công nghiệp, nhất là chế biến sâu còn nhiều hạn chế; tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi so với các loại nông sản khác thấp.

Chăn nuôi cần phải thay đổi nhanh

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay, nhu cầu thực phẩm về các sản phẩm chăn nuôi trong nước và các nước trong khu vực tiếp tục tăng cao trong thời kỳ tới.

 

119562996_1247661652234094_2432430781645661767_n.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị cho rằng, việc ban hành Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040 là phù hợp và rất cần thiết. (Ảnh: Thanh Tâm)

 

“Dự kiến đến năm 2030 dân số nước ta gần 107 triệu người, mức thu nhập trên 10.000 USD và ít nhất 50 triệu khách du lịch quốc tế đến thì Việt Nam sẽ là thị trường lớn về sức tiêu dùng thực phẩm các sản phẩm chăn nuôi. Bên cạnh đó, chăn nuôi Việt Nam cũng cần phải thay đổi nhanh để thích ứng với tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu, diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh và thay đổi ngày càng lớn của khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ,” Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ.

Do đó, việc ban hành Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040 là phù hợp và rất cần thiết.

Bộ cũng đưa ra định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2030 sẽ phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm với các giống cao sản theo hướng trang trại công nghiệp, đồng thời mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng hữu cơ, truyền thống với các giống bản địa.

Theo đó, ôn định quy mô công suất thiết kế các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp đến năm 2030 từ 40 đến 45 triệu tấn, sản lượng thực tế từ 30 đến 32 triệu tấn, chiếm khoảng 70% thức ăn tinh tổng số. Khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp sản xuất nguyên liệu, thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hóa chất dùng trong chăn nuôi.

Đồng thời, nâng cao năng lực vận chuyển, giết mổ tập trung theo hướng hiện đại bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi; phát triển mạnh công nghiệp chế biến và chế biến sâu  sản phẩm chăn nuôi.

Đến năm 2040, chăn nuôi Việt Nam là ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và được công nghiệp hóa ở hầu hết các khâu từ sản xuất, chế biến đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm.

 

Một số mục tiêu cụ thể

Mức tăng trưởng giá trị sản xuất: giai đoạn 2021-2025 trung bình từ 4 đến 5%/năm; giai đoạn 2026-2030 trung bình từ 3 đến 4%/năm.

Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2025 đạt từ 5,0 đến 5,5 triệu tấn, đến năm 2030 đạt từ 6,0 đến 6,5 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu từ 15 đến 20% sản lượng thịt lợn, từ 20 đến 25% thịt và trứng gia cầm.

Sản lượng trứng, sữa: đến năm 2025 đạt từ 18 đến 19 tỷ quả trứng và từ 1,7 đến 1,8 triệu tấn sữa; đến năm 2030 đạt khoảng 23 tỷ quả trứng và 2,6 triệu tấn sữa.

Tỷ trọng thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt: từ 25 đến 30% vào năm 2025, từ 40 đến 50% vào năm 2030.

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top