Chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển an toàn của các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung.
Có thể khẳng định, cho đến nay, sau 20 năm triển khai, chính sách BHTG đã làm tròn sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thúc đẩy huy động vốn nhằm phục vụ mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
BHTG là một trong những công cụ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Chính phủ trong bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD. Do đó, tuyên truyền có hiệu quả chính sách BHTG giúp người dân ngày càng hiểu và tin tưởng vào các TCTD, từ đó góp phần gia tăng huy động vốn nhàn rỗi để nâng cao đời sống, phát triển kinh tế địa phương.
Thực tiễn 20 năm triển khai chính sách BHTG, thông qua các nghiệp vụ của mình, BHTGVN đã tham gia vào các khâu trong quá trình hoạt động của các TCTD, qua đó góp phần bảo vệ tốt quyền lợi người gửi tiền và duy trì an toàn, lành mạnh hoạt động của các TCTD.
Bên cạnh đó, khi TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, BHTGVN cũng kịp thời xử lý, chi trả BHTG đầy đủ cho người gửi tiền, từ đó giúp ngăn chặn sự lây lan đổ vỡ từ TCTD này sang TCTD khác.
Thời gian gần đây, theo các quy định mới của Luật sửa đổi bổ sung Luật Các TCTD, cũng như Chỉ thị 06/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 1173/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN thì vai trò của BHTGVN càng được nâng cao, nhiệm vụ đặt ra ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là việc hỗ trợ chức năng kiểm tra, giám sát của NHNN đối với các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) và tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD yếu kém và được kiểm soát đặc biệt, cũng như truyên truyền chính sách BHTG để bảo vệ quyền quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.
Có thể nói, BHTGVN đã khẳng định vai trò, vị thế là công cụ hữu hiệu của NHNN trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, nâng cao niềm tin công chúng đối với hoạt động của hệ thống các TCTD.
Tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND, vai trò của BHTGVN ngày càng được khẳng định trong giám sát, kiểm tra và tham gia xử lý TCTD yếu kém.
Để tổ chức BHTG ngày càng phát huy vai trò là công cụ tích cực trong hỗ trợ chức năng giám sát, kiểm tra của NHNN tại các QTDND, đồng thời đưa chính sách BHTG ngày càng đến gần hơn với người gửi tiền trên địa bàn, các QTDND cần tiếp tục nghiên cứu và triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về BHTG, công khai minh bạch các thông tin chính sách BHTG đến với người gửi tiền; thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo; đồng thời triển khai quyết liệt, đúng tiến độ, có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ tại Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020; kế hoạch thực hiện Đề án củng cố, phát triển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; rà soát và khắc phục các tồn tại, vi phạm đã được NHNN, BHTGVN nêu và cảnh báo, đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định trong hoạt động; nâng cao và điều chỉnh chất lượng hoạt động nhằm tuân thủ nguyên tắc của mô hình hợp tác, duy trì sự an toàn, lành mạnh, phát triển bền vững.
Ông Hồ Chu Vân, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận đánh giá cao sự phối hợp giữa BHTGVN với NHNN Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận. “Sự đồng hành của BHTGVN với các TCTD đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định tâm lý người gửi tiền và nâng cao niềm tin công chúng vào hệ thống ngân hàng”, ông Vân khẳng định.
Còn theo ông Nguyễn Tuấn Dũng, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh An Giang, chính sách BHTG có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD, đặc biệt là đối với QTDND có quy mô và tiềm lực nhỏ luôn chịu nhiều rủi ro, thách thức. Hoạt động tuyên truyền chính sách BHTG tới người dân góp phần củng cố niềm tin, xóa bỏ định kiến tiêu cực về sự đổ vỡ của các hợp tác xã tín dụng trước đây.
“Bên cạnh việc củng cố và ổn định lòng tin của người gửi tiền vào hoạt động của hệ thống QTDND, tạo yếu tố cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại với QTDND, các hoạt động giám sát, kiểm tra, tham gia tái cơ cấu QTDND yếu kém của BHTGVN đã góp phần quan trọng trong việc phát triển bền vững hệ thống QTDND”, ông Nguyễn Tuấn Dũng nhấn mạnh.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…