Việc hợp tác giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị thực phẩm là cấp bách để cùng giải quyết các quan ngại về an toàn thực phẩm – đây cũng là một vấn đề ngày càng được quan tâm tại Việt Nam.
Tổ chức CropLife châu Á, Hội đồng Kinh doanh châu Âu – ASEAN (EU-ABC) và Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (US-ABC) vừa phối hợp tổ chức hội thảo trong chuỗi hoạt động với chủ đề “Sáng kiến chuỗi hợp tác công tư Đông Nam Á về thực phẩm an toàn, dinh dưỡng”.
Theo đó, ba tổ chức CropLife, US-ABC, EU-ABC đã hình thành khối liên minh mới, thảo luận các cam kết tiếp tục hỗ trợ cung cấp thực phẩm an toàn và dinh dưỡng tại khu vực cũng như thúc đẩy các chương trình hợp tác công tư sâu rộng trong chuỗi giá trị thực phẩm. Hội thảo lần này có nội dung tập trung bàn thảo các nội dung xoay quanh khái niệm “từ nông trại đến bàn ăn”.
Ông Chris Humphrey, Giám đốc EU-ABC nhấn mạnh trong bài phát biểu: “Đây là một sáng kiến có tính chiến lược quan trọng do ba trong số các hiệp hội doanh nghiệp quan trọng trên toàn cầu hoạt động tại khu vực Đông Nam Á. Bảo đảm thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày là an toàn và dinh dưỡng luôn là quan tâm hàng đầu trong khu vực. Đông Nam Á là một khu vực có tiềm năng rất rõ ràng, và phần tiềm năng đó tới từ con người. Do đó, chúng ta cần đẩy mạnh hợp tác giữa các Chính phủ và khối tư nhân, để đảm bảo cho người dân ở khu vực được sử dụng các thực phẩm vừa tốt cho sức khoẻ của chính họ, vừa đủ tiêu chuẩn để thương mại, xuất khẩu”.
Hội thảo bao gồm nhiều phiên thảo luận khác nhau chia sẻ các mô hình thực hành tiên tiến, các điểm mạnh và hạn chế của mỗi hợp phần trong chuỗi giá trị thực phẩm tại Việt Nam. Sau mỗi phiên thảo luận, đại diện thuộc khối công và tư nhân tiếp tục trao đổi và nêu bật các lĩnh vực tiềm năng mà các bên có thể tiếp tục hợp tác, tạo ra lợi ích chung. Nội dung các phiên thảo luận bao gồm: Khả năng nông dân Việt Nam sản xuất thực phẩm an toàn và dinh dưỡng. Hướng đến nguồn thực phẩm an toàn và dinh dưỡng tại Việt Nam. Nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam và các hành động liên quan đến an toàn và dinh dưỡng thực phẩm.
“Trong khối Đông Nam Á, an ninh lương thực và khả năng tiếp cận nguồn thực phẩm dinh dưỡng dễ bị tác động bởi những yếu tố như giá cả hay sự dao động của nguồn cung hay các ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thậm chí là do việc tăng lương và mở rộng các khối kinh tế khác”, Ngài đại sứ Michael Michalak, Phó Chủ tịch và Giám đốc Điều hành khu vực của US-ASEAN chỉ rõ.
Theo đại sứ Michael Michalak, việc hợp tác giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị thực phẩm là cấp bách để cùng giải quyết các quan ngại về an toàn thực phẩm – đây cũng là một vấn đề ngày càng được quan tâm tại Việt Nam khi chúng ta đang hướng tới mục tiêu nâng tầm ngành nông nghiệp trở thành 1 trong 15 quốc gia có ngành nông nghiệp phát trển nhất thế giới trong vòng 10 năm tới. Hiệp hội và các thành viên cam kết hợp tác cùng Chính phủ Việt Nam để đạt được tầm nhìn tham vọng này, và đảm bảo cho công dân của Việt Nam có chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và dinh dưỡng. Để làm được điều đó, Hiệp hội rất vui mừng được hợp tác với các đối tác của chúng tôi tại EU-ABC và CropLife Asia để thành công đạt được mục tiêu trên, đặc biệt là khi chúng tôi chú trọng vào một lĩnh vực quan trọng – nơi vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.
Các đại biểu cũng đã chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm và cách nhìn nhận vấn đề từ nhiều đối tác hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của chuỗi giá trị thực phẩm. Trong số các ý kiến đưa ra từ thảo luận gồm có: Giáo dục tốt hơn cho cả nông dân và người sử dụng để nhận biết được các yếu tố cấu thành thực phẩm an toàn và chất lượng thực phẩm; đảm bảo có được hệ thống cơ chế chính sách hiệu quả để khuyến khích sự liên kết, hợp tác; tạo môi trường thuận lợi nơi mà sự tin tưởng và cam kết có thể đảm bảo các hợp tác bền vững để mang lại kểt quả cụ thể.
Theo TS. Sianghee Tan, Tổng Giám đốc CropLife Asia, châu Á sẽ gặp khó khăn trong tương lai. Theo tính toán, tỷ lệ suy dinh dưỡng (PoU) ở châu Á là 11.4 %, đại diện cho 515 triệu người. Cùng với đó, chúng ta cũng đang chứng kiến sự gia tăng tỷ lệ trẻ em béo phì trên toàn cầu. Điều này cho thấy sự cần thiết của nguồn cung thực phẩm an toàn và dinh dưỡng cho người tiêu dùng.
Siang Hee bổ sung thêm: “Sáng kiến chuỗi hợp tác Công - Tư Đông Nam Á về thực phẩm an toàn, dinh dưỡng” là một cơ hội tuyệt vời để các bên liên quan trong chuỗi giá trị thực phẩm và các Chính phủ cùng nhau thảo luận cởi mở về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng. Chúng tôi mong muốn tiếp tục duy trì đối thoại này với Việt Nam và thúc đẩy các mối liên kết để có những giải pháp chung hiệu quả và bền vững".
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…