Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 6 tháng 1 năm 2022 | 10:16

Có chỉ dẫn địa lý, hồ tiêu Đắk Nông rộng đường xuất khẩu

Hồ tiêu Đắk Nông vốn nổi tiếng, nhưng vẫn sản xuất nhỏ lẻ, giá cả lên xuống thất thường, thị trường xuất khẩu bấp bênh… Hiện, người trồng hồ tiêu dần thay đổi tập quán canh tác theo hướng hữu cơ, nhắm đến thị trường xuất khẩu.

Nhất là, sau khi được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý “Đắk Nông”, hồ tiêu Đắk Nông càng có cơ hội tốt hơn để xâm nhập thị trường quốc tế.

Những người tiên phong hội nhập

Các đây 10 năm, ông Đinh Xuân Thu (Đắk Song) là người đầu tiên phát triển hồ tiêu hữu cơ. Từ đó đến nay, hơn 20ha hồ tiêu của ông vẫn xanh tốt, hầu như không bị tác động bởi dịch bệnh. Trong đó, có những vườn hồ tiêu hơn 18 năm tuổi nhưng vô tư kháng cự được tình hình thời tiết diễn biết bất lợi. Thành công nhất phải kể đến việc giá hồ tiêu hữu cơ do ông Thu sản xuất luôn có giá cao hơn thị trường từ 30-100%, tùy thời điểm.

Theo ông Thu, cây hồ tiêu của gia đình hoàn toàn phát triển một cách tự nhiên chứ không bị thúc ép về năng suất, sản lượng. Ngay từ đầu, mục tiêu của gia đình ông là sản xuất tiêu hữu cơ (không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật) nhằm bảo đảm sức khỏe con người, hướng sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường như: Hà Lan, Mỹ… với giá bán cao.

Ông Thu phấn khởi cho biết: “Giá hồ tiêu xô có thời điểm đạt đỉnh 220.000 đồng/kg. Hiện nay, giá hồ tiêu bị sụt giảm theo xu hướng chung, nhưng sản phẩm của gia đình ông vẫn cao hơn mặt bằng thị trường”.

 

ho-tieu-1.jpg
Lãnh đạo Cục Sở hữu Trí tuệ trao Quyết định và trao Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý Đắk Nông cho sản phẩm hạt tiêu của tỉnh.

 

Thời điểm này, ông Nguyễn Hồng Hà, ở xã Nam Bình (Đắk Song) đã có lúc điêu đứng khi giá hồ tiêu xuống thấp, gánh nợ ngân hàng đè nặng lên kinh tế gia đình.

“Trong cái rủi có cái may”, ông Hà được một số bạn bè giới thiệu về việc sản xuất hồ tiêu hữu cơ bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế thì sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư, có lợi nhuận bền vững hơn sản suất tiêu xô bán ra thị trường. Không đắn đo nhiều, ông Hà cùng một số hộ gia đình trong vùng đã mạnh dạn thực hiện cuộc “cách mạng” trên vườn hồ tiêu.

“Việc phát triển vườn hồ tiêu theo tiêu chuẩn hữu cơ đã trả lại hệ sinh thái cho đất, cho môi trường, nguồn nước. Hiện nay, sản phẩm hồ tiêu gia đình đã “đường đường chính chính” xuất khẩu vào Nhật Bản, Hoa Kỳ… Với 3,2ha hồ tiêu đạt tiêu chuẩn hữu cơ, năm vừa qua gia đình thu được hơn 10 tấn hạt, với giá bán luôn luôn cao hơn thị trường 25%.

Trừ chi phí, gia đình tôi có lợi nhuận trên 500 triệu đồng. Điều quan trọng nhất là cây hồ tiêu vẫn bảo đảm “sức khỏe”, cho năng suất ổn định trong những năm tiếp theo”, ông Hà hào hứng cho biết.

 

ho-tieu.jpg
Hồ tiêu là một trong những loại cây trồng chính ở Đắk Nông.

 

 Rộng đường xuất khẩu

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý “Đắk Nông” cho sản phẩm hạt tiêu của tỉnh Đắk Nông. Chỉ dẫn địa lý dùng để chỉ dẫn cho các sản phẩm tiêu đen, tiêu đỏ, tiêu trắng và được bảo hộ trên toàn tỉnh Đắk Nông.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Nông, chỉ dẫn địa lý thể hiện sản xuất hồ tiêu ở Đắk Nông đã có những thay đổi lớn, hướng tới chuyên nghiệp, tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Không chỉ doanh nghiệp, hợp tác xã, nhiều bà con nông dân cũng mạnh dạn sản xuất hồ tiêu theo hướng quy mô, hiện đại.

Cách đây 4 năm, ông Vũ Thanh Hoài, ở xã Thuận Hà (Đắk Song), bắt đầu phát triển hồ tiêu theo hướng hữu cơ. Từ đó đến nay, gần 10 ha hồ tiêu của ông Hoài vẫn xanh tốt, hầu như không bị tác động bởi dịch bệnh. Thành công nhất của ông Hoài là vườn hồ tiêu vẫn đạt năng suất cao, bình quân 5,5 tấn/ha. Sản phẩm tiêu sạch của ông cũng luôn bán được giá cao hơn tiêu thông thường từ 25-50%.

Theo ông Hoài, mục tiêu của gia đình ông là sản xuất tiêu hữu cơ, hướng đến xuất khẩu vào các thị trường như: Mỹ, Nhật, EU…

Hiện, gia đình ông đang bán hồ tiêu hữu cơ với giá hơn 120.000 đồng/kg, cao hơn giá thị trường khoảng 40.000 đồng/kg. Đặc biệt, vườn của ông Hoài là một trong những vườn được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa chỉ “Đắk Nông” cho sản phẩm hạt tiêu của tỉnh Đắk Nông.

Theo bà Nguyễn Thị Tình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Nông, những năm gần đây, người dân đã thay đổi phương thức sản xuất hồ tiêu để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều vườn tiêu được công nhận đạt chuẩn hữu cơ của các đơn vị độc lập. Phong trào sản xuất sạch, tạo ra sản phẩm an toàn ngày càng được nhân rộng.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ quan tâm, tạo mọi điều kiện cho các nhà sản xuất, kinh doanh tham gia chỉ dẫn địa lý tiếp cận các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, để phát triển mạnh hơn nữa thương hiệu hạt tiêu Đắk Nông. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, bà con sẽ tiếp tục xây dựng liên kết sản xuất, kinh doanh bền vững; đồng thời, tăng cường giám sát, kiểm soát nội bộ để ngăn chặn các hành vi vi phạm quy chế.

 

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Nông, tỉnh là một trong những khu vực có năng suất hồ tiêu cao nhất nước. Từ năm 2002 - 2020, diện tích hồ tiêu của tỉnh tăng liên tục từ 550ha lên gần 35.000ha. Sản lượng hồ tiêu hiện nay của Đắk Nông đạt hơn 60.000 tấn. Khu vực chỉ dẫn địa lý là những nơi có yếu tố tự nhiên, thổ nhưỡng đáp ứng các tiêu chí về: loại đất sản xuất, độ cao, độ dốc, lượng mưa, nhiệt độ…

Nhờ phát triển trên nền đất bazan màu mỡ nên thành phần khoáng có trong hạt tiêu của Đắk Nông cao hơn một số vùng trồng tiêu khác. Nhiều vùng hồ tiêu của tỉnh Đắk Nông được cộng đồng hồ tiêu trong nước và nước ngoài đánh giá cao, bởi phương thức sản xuất an toàn, sạch, hướng tới thâm canh hữu cơ toàn diện…

Hạt tiêu đen Đắk Nông có màu đen hơi nâu, bề mặt nhăn. Hạt có đường kính 4-5 mm, dung trọng hạt 550-590 g/l. Hàm lượng Piperin của hạt tiêu đen Đắk Nông đạt 5,23 -7,45 %, hàm lượng Fe là 54,42-605,44 µg/kg, hàm lượng Mn là 20,65-40,52 µg/kg.

Hạt tiêu trắng Đắk Nông có đường kính 3,5-4 mm, dung trọng hạt 622- 640 g/l, hàm lượng Fe là 45,89-457,20 µg/kg, hàm lượng Mn là 9,45-78,45 µg/kg.

Hạt tiêu đỏ Đắk Nông có màu nâu đỏ, đường kính hạt 4-5 mm, dung trọng hạt 574-593 g/l, hàm lượng Fe là 198,40-367,80 µg/kg, hàm lượng Mn là 0,034-123,80 µg/kg.

 

 

K.N
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top