Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 24 tháng 6 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 25 tháng 3 năm 2016 | 2:13

Có chí, Đoàn Tâm Kê làm giàu từ gà

Tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư chăn nuôi thú y, thay vì làm việc cho một doanh nghiệp hay một cơ quan nhà nước, Đoàn Tâm Kê ở xã Cư Ni (Ea Kar - Đắk Lắk) về quê mở trang trại nuôi gà.

Với vốn kiến thức học được trên giảng đường đại học và khoản hỗ trợ ban đầu 40 triệu đồng của Đoàn Thanh niên, Đoàn Tâm Kê đã mạnh dạn đầu tư mua máy ấp trứng để tạo nguồn con giống ổn định và kiểm soát sản phẩm từ khâu đầu tiên.

Anh Kê cho biết, với số lượng trứng hiện có, hàng tuần anh xuất bán trên dưới 30.000 con gà giống đi các tỉnh lân cận.

Khởi nghiệp từ năm 2011, đến nay, trang trại của Đoàn Tâm Kê đã có gần 10.000 con gà mái đẻ. Anh cho biết, với số lượng trứng gà đẻ hiện có, hàng tuần anh xuất bán trên dưới 30.000 con gà giống đi các tỉnh lân cận. Hiện, gia đình anh là một trong những đầu mối lớn chuyên cung cấp gà giống, gà thịt, đem lại lợi nhuận trên 600 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 6 thanh niên với thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng.

Chia sẻ về kinh nghiệm lập nghiệp của mình, Kê cho biết: “Đây không phải là mô hình sản xuất mới hay có gì đặc biệt, bất cứ đoàn viên thanh niên nào cũng có thể thực hiện. Song để có được thành quả như mong muốn thì đòi hỏi phải có quyết tâm, lòng kiên trì và đôi khi phải dám từ bỏ những lối mòn truyền thống trong sản xuất”.

Khi được hỏi về kỹ thuật chăn nuôi gà, Kê bật mí: “Yếu tố kỹ thuật hết sức quan trọng. Chăn nuôi là nghề tiềm ẩn không ít rủi ro do thiên tai, dịch bệnh nên phải kiểm soát, theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của vật nuôi, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật để không những cung cấp cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn mà còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hàm lượng dinh dưỡng cao”.

Không chỉ cung cấp gà giống và hướng dẫn kỹ thuật cho người chăn nuôi, Kê còn sẵn sàng bao tiêu sản phẩm cho họ.

Ngoài ra, anh còn chủ động giúp đỡ, hỗ trợ thanh niên hoàn lương. Điển hình là năm 2014, anh đã hỗ trợ cho 1 hộ thanh niên hoàn lương tại địa phương phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, Kê còn là đoàn viên tiêu biểu của xã, tham gia nhiệt tình mọi phong trào của địa phương.

Anh Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng ban Thanh niên nông thôn, Công nhân và Đô thị, Tỉnh đoàn Đắk Lắk, cho biết: “Hiệu quả từ mô hình trang trại nuôi gà của Đoàn Tâm Kê đã mở ra triển vọng mới cho những bạn trẻ có ước mơ khởi nghiệp  ngay trên quê hương mình. Thực tế cho thấy, nhiều bạn trẻ hiện nay được đào tạo từ các trường chuyên nghiệp nhưng vẫn không tìm được việc làm như ý, lại đổ dồn về các khu công nghiệp, tạo nên sự hao hụt lớn nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn. Nhìn vào tấm gương Đoàn Tâm Kê, các bạn trẻ có thể tìm cho mình hướng đi phù hợp, khởi nghiệp ngay trên quê hương mình, góp phần xây dựng phong trào thanh niên ở địa phương”.

Anh Võ Văn Dũng, Phó bí thư Tỉnh đoàn Đắk Lắk, phụ trách mảng thanh niên nông thôn và công tác xã hội, cho biết: “Thời gian tới, Tỉnh đoàn sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp, ngành giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, đặc biệt là thanh niên trên địa bàn dân cư”.

Đoàn Tâm Kê là một trong 3 thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của tỉnh Đắk Lắk được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2014. Không chỉ vậy, hiện anh có một gia đình hạnh phúc với các con chăm ngoan, học giỏi và một cơ ngơi vững chắc, là thành quả bao năm công sức của vợ chồng anh.

Hy vọng trong thời gian tới, không chỉ riêng Tỉnh đoàn Đắk Lắk mà các tổ chức Đoàn trên cả nước sẽ có nhiều mô hình, tấm gương như Đoàn Tâm Kê.

Nhất Nam

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Cần ngăn dịch tả lợn châu Phi lan rộng

    Cần ngăn dịch tả lợn châu Phi lan rộng

    Từ đầu năm 2024 đến nay, dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng bùng phát, lan rộng tại nhiều tỉnh phía Bắc, ngành chức năng địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ đàn lợn trên địa bàn...

  • Diễn Châu thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo an toàn cho lúa hè thu

    Diễn Châu thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo an toàn cho lúa hè thu

    Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, ngành Nông nghiệp và các địa phương tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) đang có nhiều giải pháp ngăn chặn dịch hại để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

  • Yara Việt Nam: Hành trình kiến tạo môi trường xanh và nông nghiệp bền vững

    Yara Việt Nam: Hành trình kiến tạo môi trường xanh và nông nghiệp bền vững

    Ngày 14/6/2024, Yara Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ tại Hội nghị "Hiện trạng và định hướng quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững", được tổ chức bởi Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT). Hội nghị này là minh chứng rõ nét cho cam kết của Yara trong việc phát triển nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ sức khỏe đất, và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

  • Độc đáo vườn vải thiều trĩu quả, 30 năm không mất mùa

    Độc đáo vườn vải thiều trĩu quả, 30 năm không mất mùa

    Năm nay, nhiều vườn vải thiều không ra quả thì hộ bà Diệp Thị Sênh, thôn Trại 1, xã Phượng Sơn (Lục Ngạn) vẫn có thu nhập cao. Đặc biệt, những cây vải được gia đình bà trồng từ năm 1992 song chưa bao giờ mất mùa.

  • Hiệu quả từ chuyển đổi làm muối sang trồng táo ở Bàng La

    Hiệu quả từ chuyển đổi làm muối sang trồng táo ở Bàng La

    Sau bao thế hệ gắn bó, diêm dân phường Bàng La (quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng) hiện không còn mặn mà với nghề làm muối. Những ruộng muối trắng ngần khi xưa, nay dần thay thế bằng những vườn táo xanh mướt, trĩu quả.

  • “Vua” cá chình ở Cà Mau

    “Vua” cá chình ở Cà Mau

    Với hơn 20 năm gắn bó với con cá chình, ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 67 tuổi, ngụ ấp 3, xã Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) đã thành công với loài cá này, mỗi năm cho thu nhập trên 1,5 tỉ đồng.

Top