Tận dụng lợi thế ven đô, mở rộng liên kết, Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Đa Tốn (HTX Đa Tốn) triển khai thực hiện thành công mô hình sản xuất rau thủy canh tại thôn Ngọc Động, xã Đa Tốn (Gia Lâm - Hà Nội), quy mô gần 1ha, cho thu nhập khoảng 1 tỷ đg/ha/năm
Liên kết cùng thắng
Giám đốc HTX Đa Tốn Lê Thanh Phương cho biết, trước khi đề xuất xây dựng mô hình trồng rau bằng phương pháp thủy canh, cán bộ HTX đã có thời gian học tập thực tế tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng). Sau đó, gặp một đối tác chuyên sản xuất nông nghiệp sạch, sẵn sàng chuyển giao toàn bộ quy trình công nghệ cho HTX, đó là Công ty cổ phần Đầu tư An Hòa (Công ty An Hòa). Khi trồng thử nghiệm đạt kết quả tốt, HTX mới đề xuất phương án với chính quyền địa phương. Sau khi được UBND huyện Gia Lâm đồng ý, HTX Đa Tốn đã thuê 1ha đất công do xã quản lý tại thôn Ngọc Động. Phương thức liên kết là HTX có mặt bằng sản xuất, Công ty An Hòa đầu tư công nghệ và nhà xưởng (nhà lưới, kho lạnh, xưởng sơ chế rau…).
Ngay sau khi phương án được phê duyệt, mô hình chính thức đi vào sản xuất. Công ty An Hòa đã xây dựng 3.000m2 nhà lưới phân thành các khu trồng xà lách, rau muống, rau cải các loại, rau thơm... Công nghệ trồng rau hoàn toàn tự động; hạt giống được ngâm ủ, sau đó đưa vào khay trồng, có hệ thống điều khiển lượng nước, chất dinh dưỡng nuôi cây, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... Để rau có màu sắc đẹp, độ tươi kéo dài, độ xốp cao, chỉ cần sử dụng một lượng phân vi sinh rất nhỏ được hòa tan vào hệ thống lưu chuyển liên tục của nguồn nước nuôi sống rau. Trồng trong nhà lưới, rau không bị ảnh hưởng về thời tiết thay đổi bất thường, đồng thời kiểm soát được dịch bệnh. Các loài côn trùng cũng không xâm nhập vào được, do đó người trồng không cần đến thuốc bảo vệ thực vật.
Tùy theo đặc điểm từng loại rau và điều kiện thời tiết, trung bình 30-35 ngày các loại rau cải, rau muống được thu hoạch; từ 40 đến 45 ngày, rau xà lách được thu hoạch.
Ông Phương cho biết: Trồng rau bằng phương pháp thủy canh cho sản phẩm đồng đều, chất lượng an toàn, rút ngắn thời gian sinh trưởng và tăng hiệu quả sử dụng đất. Trên cùng một đơn vị diện tích, năng suất của rau trồng thủy canh gấp 4-5 lần trồng rau ngoài ruộng.
Với 3.000m2 nhà lưới trồng rau, trung bình mỗi tháng HTX Đa Tốn và Công ty An Hòa thu hoạch 5 tấn rau các loại. Với giá bán 25.000 - 30.000 đồng/kg đối với rau ăn lá, 40.000 - 45.000 đồng/kg đối với rau xà lách, sản phẩm chủ yếu đưa vào hệ thống bán hàng của Công ty An Hòa trong nội thành Hà Nội.
Khẳng định thương hiệu
Theo ông Phương, việc sản xuất rau thủy canh khác với việc trồng rau theo phương pháp truyền thống, phải đáp ứng theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt để sản phẩm làm ra đảm bảo sạch. Vì vậy, ngoài đầu tư công nghệ, kỹ thuật, HTX đã triển khai áp dụng tem truy xuất nguồn gốc trên sản phẩm để khẳng định thương hiệu, chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc thu hoạch và bảo quản rau cũng luôn được HTX tuân thủ nhiều tiêu chuẩn, quy định nhằm đảm bảo chất lượng thành phẩm vì mỗi loại rau được trồng theo phương pháp thủy canh sẽ có cách thu hoạch khác nhau.
Đặc biệt, sản xuất rau thủy canh giúp hạn chế được một lượng lớn phế phẩm nông nghiệp (sản phẩm bị hư thối, giập nát), giúp nâng cao năng suất trung bình của cây rau và giảm tối đa ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.
“Lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng, hóa chất cấm, không rõ nguồn gốc trong sản xuất, kinh doanh nông sản sẽ gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc không chỉ đối với sức khỏe người tiêu dùng mà còn làm giảm khả năng tiếp cận thị trường của các mặt hàng nông sản trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đặc biệt, môi trường sẽ ngày càng bị hủy hoại nghiêm trọng khiến con đường sản xuất ngày càng khó khăn”, ông Phương nhận định.
Chia sẻ về hiệu quả trong liên kết sản xuất trồng rau thủy canh trong nhà kính, nhà lưới, tưới nhỏ giọt (công nghệ của Israel), ông Phương cho biết, mô hình này đem lại thu nhập khá cao, đạt gần 1 tỷ đồng/ha/năm. Hiện tại, HTX đang hoàn thiện mô hình này để người dân trong và ngoài địa phương đến tham quan, học tập, rút kinh nghiệm làm cơ sở nhân rộng.
Sau hơn 2 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa 16) về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”, trên địa bàn huyện Gia Lâm đã hình thành 17 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 8 mô hình trồng trọt như: rau thủy canh xã Đa Tốn; trồng cam, chuối theo tiêu chuẩn VietGAP ở hai xã Kiêu Kỵ và Kim Sơn; hoa lan giá trị cao; 9 mô hình chăn nuôi như: nuôi giun quế xử lý ô nhiễm môi trường, chăn nuôi bò sữa, lợn thịt… Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tuy quy mô nhỏ, nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp lợi thế của huyện. |
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…