Sau khoảng 3 năm đầu tư vào vườn cây ăn trái, giờ đây anh Lê Đình Hồ ở phường Nghĩa Đức (Tx.Gia Nghĩa, Đắk Nông) đang thu được “quả ngọt” từ sức lao động của mình. Mô hình này mang lại nguồn thu không nhỏ, từ 3-5 triệu đồng/ngày.
Vườn cây ăn trái của gia đình anh Hồ nằm vắt ngang một quả đồi, xung quanh là vườn cây công nghiệp. Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đặt chân đến đây chính là, cây sây trĩu quả, lá phủ một màu xanh ngắt.
Qua trò chuyện anh Hồ cho biết, lên Tây Nguyên lập nghiệp từ năm 2015. Bước đầu, anh chỉ thuê đất trồng chanh dây, sau đó, nhận thấy điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp, nên có ý định gắn bó lâu dài với mảnh đất này. Đầu năm 2017, khi hội tụ đủ các điều kiện, anh đã bỏ vốn mua 5ha đất trắng tại phường Nghĩa Đức để trồng cây ăn trái.
Hiện, mô hình này có khoảng 20 loại cây ăn trái khác nhau, trong đó chủ lực vẫn là: ổi lê Đài Loan; mít Thái; cam sành; quýt đường... Tất cả các loại cây này đang cho thu hoạch hàng trăm tấn quả/năm. Cụ thể, ổi cho sản lượng 60 tấn/năm; cam, quýt cho thu 50 tấn/năm; mít Thái 25 tấn/năm…
Để sở hữu mô hình này, ngoài công sức lao động, anh Hồ đã bỏ ra khoảng 2,5 tỷ đồng tiền vốn đầu tư. Sinh ra, lớn lên trong một gia đình có nhiều thế hệ trồng cây ăn trái, nên kinh nghiệm là lợi thế quan trọng giúp anh có bước khởi đầu vững chắc.
“Khi bắt tay vào trồng cây an trái, tôi đã xác định sẽ canh tác theo hướng hữu cơ để cung cấp cho thị trường. Vì vậy, quá trình sản xuất tôi chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc sinh học và nói không với thuốc BVTV hay phân bón hóa học”, anh Hồ nói.
Với quy trình sản xuất nêu trên, sản phẩm trái cây của gia đình anh Hồ được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến. Ngoài cung cấp sản phẩm trái cây sạch, điều đặc biệt ở mô hình này chính là các loại cây trồng cho thu hoạch quanh năm, với chất lượng đảm bảo ngon, ngọt. Bí quyết làm nên điều này theo anh Hồ nằm ở kỹ thuật của người chăm sóc.
Khách hàng có thể yên tâm thưởng thức trái cây ngay tại vườn.
Theo anh Hồ, với khoảng 20 loại cây ăn trái khác nhau, mỗi ngày anh xuất bán ra thị trường từ 2-5 tạ trái cây, thu về khoảng 3-5 triệu đồng/ngày và khoảng 1 tỷ đồng/năm. Do sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nên một số công ty thu mua đã liên hệ với gia đình đặt vấn đề ký hợp đồng thu mua bao tiêu sản phẩm với mức tiêu thụ từ 8 đến 10 tấn quả/ngày. Tuy nhiên, với diện tích hiện có chưa đủ nguồn hàng để cung cấp, nên gia đình chưa sẵn sàng ký kết.
“Để nắm bắt cơ hội hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm, tôi đã đứng ra thành lập HTX Nông nghiệp hữu cơ An Tâm. HTX của chúng tôi đang mở rộng diện tích trồng cây ăn trái bằng việc huy động thêm các thành viên có cùng chí hướng tham gia. Bên cạnh đó, để tạo lợi thế trong tiêu thụ, chúng tôi cũng đang xúc tiến làm thủ tục để đăng ký sản xuất cây ăn trái theo tiêu chuẩn VietGAP”, anh Hồ cho biết thêm.
Hy vọng rằng, với lợi thế về đất đai, khí hậu, ở Đắk Nông sẽ có thêm nhiều mô hình trồng cây ăn trái theo hướng hữu cơ xuất hiện. Qua đó, vừa giúp người dân làm giàu, vừa giúp người tiêu dùng đảm bảo được sức khỏe khi sử dụng sản phẩm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…