Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 30 tháng 12 năm 2021 | 20:46

Đâu là lý do năm 2021, xuất khẩu nông sản của Sơn La tăng 45%?

Năm 2021, giá trị hàng hóa xuất khẩu của tỉnh Sơn La đạt trên 161 triệu USD, tăng gần 44%, trong đó nông sản xuất khẩu đạt trên 150 triệu USD, tăng trên 45% so với năm 2020. Để có kết quả trên Sơn La đã và đang triển khai nhiều giải pháp.

Hiện, diện tích cây ăn quả và cây sơn tra của Sơn La đạt 82.805 ha, tăng 5,0% so với năm 2020. Trong đó, một số loại cây ăn quả chủ yếu như: xoài 19.847 ha, nhãn 19.580 ha, chuối 5.634 ha, mận 11.423 ha, chanh leo 982 ha, bơ 1.270 ha, na 358 ha, cây ăn quả có múi 4.957 ha, thanh long 190 ha, sơn tra 14.445 ha, cây ăn quả khác 4.119 ha.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La, năm 2021, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp trong quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc để nâng cao chất lượng nông sản, phục vụ xuất khẩu.

 

 Những năm gần đây Sơn La triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng nông sản.

 

Cụ thể, trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, tỉnh đã ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ enzym và protein, chế phẩm vi sinh, công nghệ sinh học trong phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng. Đến nay, đã đưa vào sản xuất bộ giống có thời gian sinh trưởng khác nhau nhằm kéo dài thời gian thu hoạch, nâng cao năng suất chất lượng. Riêng với cây ăn quả có tới 20 giống cây các loại, trong đó 2 giống nhãn chín muộn, 2 giống nhãn chín sớm; 4 giống bơ; 3 giống xoài; 3 giống cam, quýt; hồng giòn MC1; thanh long ruột đỏ; bưởi da xanh; na hoàng hậu; giống táo 11, táo 05…

Hay việc ghép, cải tạo cây ăn quả, ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, phun… tiết kiệm nước, đặc biệt là tổ chức sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo hướng hữu cơ được tỉnh đẩy mạnh triển khai. Nhiều doanh nghiệp, HTX, tổ chức, cá nhân hưởng ứng mở rộng triển khai ở nhiều huyện trong tỉnh.

Cùng với đó, Sơn La đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu. Đến nay, tỉnh đã được cấp 220 mã số vùng trồng, diện tích 4.847,85 ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu và 33 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Trong đó, số mã vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 125 mã với 4.077,23 ha; mã số vùng trồng cây ăn quả được cấp để xuất khẩu sang thị trường Mỹ 47 mã, diện tích 412,06 ha; mã số vùng trồng cây ăn quả được cấp để xuất khẩu sang thị trường Úc, New Zealand... 48 mã, diện tích 385,56 ha.

Tỉnh có 24 sản phẩm nông sản được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, tăng 3 sản phẩm so với năm 2020; 18 nhãn hiệu chứng nhận; 3 nhãn hiệu tập thể; trng đó, có 02 sản phẩm được bảo hộ tại nước ngoài gồm: chè Shan Tuyết và xoài tròn Yên Châu được bảo hộ tại châu Âu theo hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 7/2020; sản phẩm chè Shan Tuyết được bảo hộ tại Thái Lan năm 2017.

 

 Năm 2021, giá trị xuất khẩu nông sản của Sơn La đạt trên 150 triệu USD, tăng trên 45% so với năm 2020.

 

Khi chất lượng đã được nâng lên, tỉnh đẩy mạnh đầu tư xây dựng sở bảo quản, chế biến nông sản an toàn. Đến nay, Sơn La có trên 500 cơ sở, nhà máy chế biến nông sản, trong đó có 50 cơ sở, nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư xây dựng 33 nhà máy chế biến nông sản, thủy sản quy mô lớn.

Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng công tác xúc tiến thương mại, kết nối, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa, nhất là sản phẩm nông sản luôn được Sơn La quan tâm và đẩy mạnh, bằng nhiều hình thức, cách làm mới mang tính đột phá, hiệu quả cao. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến với thị trường trong và ngoài nước thông qua các chương trình livestream, chương trình bán hàng online, kết nối qua zalo, Facebook...

Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các sàn thương mại điện tử lớn có uy tín trong và ngoài nước như sendo, shoppe, lazada, alibaba,… Đảm bảo giúp người dân tiêu thụ hết sản phẩm nông sản với giá cả hợp lý, tạo thu nhập và ổn định cuộc sống.

Mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm, năm 2021, tỉnh xuất khẩu và giới thiệu 17 sản phẩm nông sản sang thị trường 21 nước, vùng lãnh thổ (tăng 05 nước so với năm 2020). Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu đạt trên 161 triệu USD, trong đó, giá trị hàng hóa nông sản tham gia xuất khẩu đạt 150.653,46 USD (giá trị hàng hóa nông sản quả tươi đạt 24.129,08 USD, hàng hóa nông sản chế biến đạt 126.524,38 USD).

Tổng sản lượng nông sản xuất khẩu đạt 144.759 tấn. Trong đó, quả các loại 23.488,63 tấn; nông sản chế biến và nông sản khác 121.270 tấn. Qua đây cho thấy, tuy dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản nhưng với cách làm bài bản, mang tính chiến lực dài hạn, ngành nông nghiệp Sơn La nói chung, phát triển cây ăn quả nói riêng của tỉnh đã và đang đi đúng hướng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2021, tổng sản phẩm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Sơn La theo giá so sánh năm 2010 ước đạt 7.644,16 tỷ đồng, tăng 7,19% so với năm 2020. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản theo gía so sánh năm 2010 ước đạt 14.835,054 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2020.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top