Ngày 26/12, tại tỉnh Tuyên Quang, Đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng Cụm đoàn miền núi Đông Bắc tổ chức Hội thảo “Giải pháp đẩy mạnh khởi nghiệp trong thanh niên gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)”.
Toàn cảnh Hội thảo.
Sau hơn 2 năm triển khai, tính đến hết ngày 30/9/2020, đã có 46 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng và có Quyết định công nhận cho 2.088 sản phẩm OCOP của 1.220 chủ thể. Trong đó, có 48 sản phẩm tiềm năng đề xuất 5 sao; 674 sản phẩm đạt 4 sao và 1.366 sản phẩm đạt 3 sao. Các sản phẩm OCOP được đánh giá phân hạng đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, chú trọng hơn về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm đặc sản của các địa phương.
Trong số các địa phương triển khai Chương trình OCOP thời gian qua, các tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh đồng bằng sông Hồng là những địa phương có tiềm năng đặc biệt lớn phát triển OCOP, do sự đa dạng về thổ nhưỡng, văn hóa dân tộc, các làng nghề. Các phiên chợ vùng cao luôn là sự kiện tập trung khách hàng, khách du lịch tới tham quan, mua sắm. Các sản vật vùng miền, khi được chuẩn hóa OCOP đã tạo nên sức hút rất lớn nhắm đến nhiều phân khúc khách hàng.
Cùng đóng góp vào thành công chung trong triển khai chương trình mỗi xã phường một sản phẩm có Đoàn thanh niên các đơn vị tham gia hiệu quả vào triển khai chương trình với nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, trong đó có nhiều sản phẩm đạt sao; thực hiện dán tem điện tử; truy suất nguồn gốc cho trên 80% các sản phẩm OCOP…
Các tỉnh, thành đoàn tiếp tục tăng cường hỗ trợ, các sản phẩm xây dựng thương hiệu, hỗ trợ các sản phẩm của thanh niên có các điểm bá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, từ đó sản phẩm OCOP bước đầu tiếp cận được thị trường; chuyển giao, tiếp nhận và giải quyết các điểm nghẽn về kỹ thuật, ứng dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến và đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho các đoàn viên thanh niên để đạt tiêu chuẩn tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểu dáng, nhãn mác, bao bì, nguồn gốc xuất xứ và được công bố hợp quy hoặc quy định phù hợp.
Chương trình đến nay đã được nhiều đoàn viên thanh niên tự nguyện sản xuất và tham gia hoạt động thương mại một cách tích cực, sản xuất tập trung theo quy mô lớn dần hình thành và thu hút một số doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư. Thông qua thực tiễn triển khai chương trình, nhiều gương thanh niên phát triển kinh tế dám nghĩ, dám làm, đang từng bước khẳng định được thương hiệu đối với các sản phẩm do mình sản xuất.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền việc triển khai Chương trình OCOP trong đoàn thanh niên cũng còn có những khó khăn nhất định về am hiểu quy trình kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư, điều kiện về cơ sở kinh doanh, sản xuất...
Ông Phạm Ngọc Thịnh, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Na Rì (Bắc Kạn) giới thiệu sản phẩm OCOP của địa phương đến các đại biểu.
Trong thời gian tới, sản phẩm nông nghiệp nói chung, OCOP nói riêng vẫn đang đối mặt với ba thách thức lớn gồm: Quy mô sản xuất nhỏ lẻ phải cạnh tranh gay gắt trong thị trường lớn; Tác động tiêu cực của thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt ảnh hưởng đến sản xuất; Thách thức rất lớn trong toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ 4.0. Đầu ra các sản phẩm nông sản nói chung, đặc sản vùng miền và các sản phẩm OCOP vẫn còn nhiều khó khăn và vướng mắc do những tồn tại từ nội tại sản phẩm và cả những lý do khách quan.
Để thực hiện các mục tiêu đặt ra, Đoàn thanh niên vừa là lực lượng chủ thể, vừa là nòng cốt, xung kích, tham gia lao động, sáng tạo, đóng góp sức mình vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn; trực tiếp và thường xuyên hỗ trợ cho thanh niên các địa phương về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật về lĩnh vực nông nghiệp.
Bà Nguyễn Quỳnh Hoa (người ở giữa), Phó giám đốc Công ty Cổ phần Cam Ta, (Bắc Quang, Hà Giang) chia sẻ về các sản phẩm đạt 4 sao của Công ty.
Theo Tỉnh đoàn Cao Bằng, Chương trình OCOP là động lực để nâng tầm thương hiệu các sản phẩm thế mạnh của địa phương. Tuy nhiên, vấn đề mẫu mã, bao bì sản phẩm, nhãn hàng hóa; quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm; áp dụng những giải pháp khoa học công nghệ vào sản xuất để mở rộng quy mô, thị trường tiêu thụ và tăng cường tuyên truyền, quảng bá, nâng tầm các sản phẩm lợi thế của tỉnh vẫn còn khó khăn, hạn chế. Trong những năm qua, Tỉnh đoàn Cao Bằng đã nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc của thanh niên nên đã tổ chức thực hiện nhiều chương trình như: tổ chức triển lãm giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ thanh niên trong xây dựng thương hiệu...
Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Quỳnh Hoa, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Cam Ta, (Bắc Quang, Hà Giang), cho biết, mứt và siro cam của Công ty đã đạt 4 sao. Tuy nhiên, công ty đang gặp một số khó khăn, làm thế nào để bà con hiểu, đồng lòng cùng công ty làm ra sản phẩm sạch, chất lượng; về cơ chế chính sách cần được đầu tư hơn về máy móc, công nghệ, tem nhãn, mác; trong phát triển thương hiệu, bà con và chính những thanh niên như mình còn rất yếu.
Công ty mong muốn chính quyền quan tâm, ưu tiên cho việc hỗ trợ tem, nhãn mác, ưu tiên đưa những sản phẩm của các đơn vị làm tốt, làm sạch tiêu thụ rộng rãi trong nước và nước ngoài, bà Hoa cho biết thêm.
Ông Lương Thanh Tùng, chia sẻ tại Hội thảo.
Ông Lương Thanh Tùng, (24 tuổi) Bí thư Chi đoàn xóm Pác Rằng, xã Phúc Sen (Quảng Hòa, Cao Bằng) thành viên HTX Dao Phúc Sen Hà Khiêm cho biết, hiện sản phẩm dao của HTX đang giới thiệu, bày bán ở nhiều địa phương trong cả. Tất cả các sản phẩm đều được đăng ký kiểm định chất lượng và dán tem chống hàng giả tạo niềm tin cho khác hàng.
Thời gian tới HTX tiếp tục nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường nhanh, hiệu quả, đồng thời làm hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP. Để làm được việc này ngoài sự nỗ lực của HTX rất cần có sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, ông Tùng cho biết thêm.
Ông Phạm Ngọc Thịnh, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Na Rì (Bắc Kạn), chia sẻ, trước khi làm OCOP chúng tôi phải phát triển kinh tế tập thể, phối hợp với Huyện đoàn, Tỉnh đoàn cùng thực hiện. Khi triển khai nhắm đến những sản phẩm địa phương có lợi, cùng với đó lồng ghép các nguồn vốn, mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng. Rất cần cả hệ thống chính trị vào cuộc, trách nhiệm người cán bộ rất lớn trong việc giúp các HTX, doanh nghiệp thực hiện Chương trình OCOP.
Ông Lê Thành Công, Bí thư Đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp nhận ý kiến chia sẻ, tâm sự của Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Ông Nguyễn Văn Trường, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và PTNT tâm sự, chúng ta hãy nhớ sản phẩm OCOP có giá trị về kinh tế hữu hình nhưng rất mong các đồng chí hiểu sâu xa hơn đó là giá trị văn hóa, cần bảo lưu được giá trị đó trong sản phẩm. Hiện thị trường rất rộng mở do vậy các doanh nghiệp, HTX phải tính đến thị trường, sản phẩm phải có nét độc đáo thu hút người tiêu dùng.
Người khởi nhiệp, doanh nghiệp cần kiên nhẫn, kiên trì mới thành công, phải trí tuệ, sắc sảo trong nhìn nhận vấn đề để xác định được bước đi của mình. Phải nhân văn, hãy từ bỏ ngay tư duy chộp giật, hãy sản xuất ra những sản phẩm tốt, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp để phát triển bền vững. Trong quá trình canh tác, chế tác không để ảnh hưởng đến môi trường. Cuối cùng phải có khát vong, khát vọng cống hiến vì cộng đồng, vì xã hội. Đây là phẩm chất của thanh niên hiện đại, ông Trường nhấn mạnh.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Thành Công, Bí thư Đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT hứa sẽ cố gắng phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và PTNT, Đoàn Khối các cơ quan Trung ương giao. Thời gian tới, Đoàn Bộ sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, gắn kết được nhiều hơn nữa các hoàn viên, doanh nghiệp, HTX trong cả nước cùng tham gia.
Trước đó, Đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cum đoàn miền núi Đông Bắc Bộ đã dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP. Tuyên Quang).
Thăm một số di tích tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào (Tân Trào, Sơn Dương).
Đoàn thanh niên cũng đã đến thăm, dâng hương tại Khu di tích Bộ Canh nông (xã Thái Bình, Yên Sơn).
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.