Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 12 tháng 1 năm 2021 | 23:8

ĐBSCL đối mặt với hạn mặn

Mới đây, Tổng cục Thuỷ lợi phát cảnh báo đề phòng ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do hồ chứa thuỷ điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) giảm gần 50% lưu lượng xả so với thời gian trước.

 Cống Bà Xẫm (Long Phú, Sóc Trăng), nơi ghi nhận độ mặn 3,2 ‰ vào sáng 11/1 (Ảnh: SGGG).

 

Nước ngọt vùng ven biển có nguy cơ bị thiếu hụt

Thông tin từ Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam (Bộ NN&PTNT) hồ chứa thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) giảm xả nước xuống hạ du còn khoảng 1.000 m3/s, (giảm khoảng 904 m3/s so với trước đó) từ ngày 5/1/2021 đến ngày 24/1/2021 để bảo trì lưới điện. Đây được xem là yếu tố bất lợi cho sản xuất tại ĐBSCL khi lượng nước trữ tại Biển Hồ (Campuchia) và dòng chảy đến trạm Kratia (ở Campuchia, đầu châu thổ Mekong) đang giảm nhanh.

Việc giảm xả nước qua phát điện của thuỷ điện Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến ĐBSCL vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2021, đúng với thời kỳ cả nước đón Xuân Tân Sửu. Kỳ ảnh hưởng lớn nhất rơi vào dịp từ ngày 8 đến 16/2/2021, mặn 4g/l có thể xâm nhập vào sâu trên dòng chính, các cửa sông Cửu Long 50-70 km và 85-95 km trên sông Vàm Cỏ.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam khuyến cáo, nguồn nước ngọt vùng ven biển ĐBSCL có nguy cơ bị thiếu hụt cao giữa mùa khô, xâm nhập mặn dự báo tại các cửa sông Cửu Long cao ngay ở tháng 1, tháng 2, duy trì cao trong tháng 3, giảm dần ở tháng 6. Do vậy, các địa phương cần chủ động các biện pháp phòng chống hạn mặn. Vận hành hệ thống công trình hợp lý, tăng cường lấy nước ngay khi có thể, hạn chế tiêu thoát, đảm bảo tích nước trước khi các ảnh hưởng gia tăng từ thượng nguồn về. Việc tăng tích nước vào hệ thống kênh, mương, ao, các dụng cụ trữ khác ngay từ nay đến 7/2 sẽ hạn chế được thiệt hại đợt mặn tăng cao do ảnh hưởng của thuỷ điện Trung Quốc giảm xả.

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, dòng chảy mùa khô năm 2020-2021 có khả năng ở mức rất thấp nên tình hình xâm nhập mặn năm nay là nghiêm trọng. Cụ thể, từ tháng 3 đến tháng 5-2021, hầu hết các khu vực sẽ bị ảnh hưởng; nhiều khả năng nước mặn sẽ tấn công sớm, xâm nhập sâu trên diện rộng và kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đáng lo ngại là vụ lúa đông xuân 2020 - 2021 sẽ bị ảnh hưởng nặng do thiếu nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất.

Chủ động phòng chống

Ngày 11/1, một số địa phương tại ĐBSCL đã tiến hành cho đóng các cống tại các cửa sông để ngăn mặn “tấn công” và giữ nước ngọt. Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng), độ mặn ghi nhận vào sáng 11/1 tại các cửa sông, cống bắt đầu tăng. Cụ thể, tại bến phà Đại Ân là 6,5 ‰, cống Bà Xẫm 3,2 ‰, cống Cái Oanh 0,8 ‰...

 

Tỉnh Kiên Giang xây đập tạm trên tuyến kênh Nhánh (TP Rạch Giá) để ngăn mặn xâm nhập (Ảnh Thốt Nốt).

 

Ông Lâm Văn Vũ, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Long Phú cho biết, để ứng phó với mặn tấn công, hiện địa phương đã triển khai đóng tất cả các cống để giữ nước ngọt bên trong. Có thể thấy, mặc dù tình hình xâm nhập mặn đến muộn hơn mùa khô năm 2020, tuy nhiên diễn biến hạn mặn của năm nay dự báo vẫn khó lường nên bà con không được chủ quan.

Theo ông Nguyễn Huỳnh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang, nắng hạn trong những ngày qua đã làm cho mặn xâm nhập sâu các tuyến sông, kênh lớn từ 26 đến 41 km với độ mặn dao động trong khoảng 1 g/lít đến 4 g/lít. Trong đó, hầu các tuyến kênh trên địa bàn xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao đã bị xâm nhập mặn với độ mặn 4 g/lít.

Độ mặn kênh xáng Chắc Băng đi qua địa bàn các huyện U Minh Thượng và Vĩnh Thuận đang dao động từ 3,5 g/lít đến 6,5 g/lít. Các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng mặn như An Minh, An Biên, Kiên Lương và Gò Quao đã triển khai gia cố hoặc đắp mới 44 đập ngăn mặn để bảo vệ lúa. Riêng huyện U Minh Thượng đang có nguy cơ thiếu nước ngọt nghiêm trọng để tưới tiêu cho hơn 13.000 ha rừng và đất sản xuất nông nghiệp.

Trước tình hình này, UBND tỉnh Kiên Giang đã tạm ứng 25 tỉ đồng cho các đơn vị chức năng thực hiện những giải pháp ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn trong mùa khô năm nay. Riêng U Minh Thượng, UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu UBND huyện cần phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai nhanh việc lắp đặt các máy bơm để trữ nước ngọt, theo dõi sự sụt giảm mực nước trên tuyến kênh đê bao ngoài Vườn Quốc gia U Minh Thượng và các tuyến kênh nội đồng để xử lý kịp thời tình huống sạt lở có thể xảy ra.

Tại tỉnh Đồng Tháp, những năm qua tỉnh này đầu tư xây dựng nhiều công trình kè phòng chống sạt lở bờ sông nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, cơ sở hạ tầng. Trong đó, một số công trình đã phát huy hiệu quả cao, như: Kè chống sạt lở Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự; kè chống xói lở bảo vệ thị xã Hồng Ngự; kè chợ Bình Thành, huyện Thanh Bình; kè chống xói lở khu vực phường 11, TP Cao Lãnh; kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực thị xã Sa Đéc (giai đoạn 3); dự án phòng chống sạt lở bờ sông để bảo vệ dân cư tại các khu vực xung yếu trên địa bàn tỉnh…

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top