Nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm chè Việt Nam, Công ty chè Phú Đa mạnh dạn đổi mới phương thức sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất chè an toàn -bền vững theo quy chuẩn nông nghiệp sạch.
Thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động. Từ tháng 01 năm 2016, Công ty chè Phú Đa đã thực hiện chuyển đổi từ mô hình kinh doanh từ sở hữu nhà nước sang hình thức công ty cổ phần.
Sau một thời gian thực hiện chuyển đổi mô hình, thì Công ty chè Phú Đa đã có những bước chuyển biến lớn từ hoạt động sản xuất đến kinh doanh. Khi mà tư duy, nhận thức về sản xuất nông nghiệp đã thay đổi toàn diện, chuyển từ canh tác theo tập quán sang thâm canh có chiều sâu, theo quy chuẩn nông nghiệp sạch.
Công tác bảo vệ thực vật được chú trọng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có độc tính cao, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Công ty đã tổ chức, thành lập 43 tổ phun thuốc trừ sâu tập trung để kiểm soát tốt dư lượng thuốc trừ sâu, đảm bảo thực hiện đúng quy chuẩn an toàn cho vùng nguyên liệu. Đồng thời công ty đã tích cực mở các chương trình tập huấn nâng cao kiến thức của người lao động về nông nghiệp sạch, ý thực trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, tạo ra những sản phẩm chè an toàn.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, năm 2017 Công ty chè Phú Đa đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà máy chè Phú Long giai đoạn 1 với số vốn 4,1 tỷ đồng đầu tư cho việc nâng cấp trang thiết bị, xây dựng đường bê tông lên đồi chè và bể chứa nước. Xây dựng vùng nguyên liệu 1.462ha chè theo tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững (R/A).
Đến năm 2018 Công ty chè Phú Đa đã duyệt kinh phí đầu tư 30 tỷ trong đó bao gồm: xây dựng nhà máy Phú Long giai đoạn 2; nâng cấp và tự động hóa dây chuyền sản xuất, xây dựng 20ha sản xuất chè hữu cơ (Organic); cải tạo các vườn nguyên liệu đang có của công ty và tiếp tục sản xuất chè búp tươi theo tiêu chí phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất chè hữu cơ.
Hiện nay, các sản phẩm của Phú Đa đã được cấp chứng chỉ ISO 22.000, chứng nhận HACCP và chứng chỉ Nông nghiệp bền vững R/A. Để đạt được thành tựu trên, năm 2017 công ty đã phối hợp với UBND huyện Tân Sơn ban hành quy chế liên kết phối hợp phát triển ngành chè giai đoạn 2017 – 2020 nhằm tao ra điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh chè trong vùng. Phối hợp với các cấp chính quyên, cơ quan có chức năng tuyên truyền hướng dẫn nông dân làm chè áp dụng tiến bộ khoa học và sản xuất chè an toàn, phối hợp thúc đẩy liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Ông Lê Hải Châu, TGĐ công ty chè Phú Đa cho biết: “Nhờ chuyển đổi quy trình sản xuất chè an toàn tiêu chuẩn R/A, mà giá trị sản phẩm của công ty được tăng lên. Chính vì thế, mà giá thu mua đầu vào cho bà con cũng đã được tăng lên đáng kể so với phương thức sản xuất trước đây, giúp nâng cao đời sống của người làm chè”.
Cũng theo ông Châu, sản xuất chè an toàn tiêu chuẩn R/A giúp ngành chè trong nước mở ra cơ hội thâm nhập vào các thị trường nước ngoài khó tính. Hiện tại các sản phẩm chè Phú Đa cũng đã có mặt tại nhiều thị trường như: Trung Đông, Nga, Thụy Điển… Việc mở rộng xuất khẩu giúp giá trị các sản phẩm ngành chè được tăng lên, đồng thời cùng đặt ra yêu cầu phải xây dựng được mô hình sản xuất khép kín, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về chất lượng từ vùng nguyên liệu đến các sản phẩm khi đến tay khách hàng. Để làm được điều đó, cần sự chung tay góp sức của cả doanh nghiệp và những người dân trồng chè.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.