Tranh thủ thời tiết thuận lợi đầu Xuân mới, bà con Lâm Đồng đã ghép cải tạo vườn bơ cũ sang giống bơ 34 chất lượng cao thành công.
Anh Nguyễn Hoàng Hải, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh (Lâm Đồng) cho biết, gia đình anh có vườn bơ mã dưỡng 10.000 m2, trên 5 năm tuổi, cây giống lấy ở Bình Thuận, hiện, vườn bơ vẫn phát triển tốt, nhưng giá bán thấp, do chất lượng kém xa giống bơ 034 đang bán rất “chạy” ở Lâm Đồng. Đây là giống bơ đã đạt Huy chương vàng Việt Nam trong nhiều năm qua.
Anh Hải đã ghép thành công vườn bơ mới.
Vì vậy, đầu Xuân mới Tân Sửu 2021, anh quyết định phá bỏ trên 1.000 cây bơ mã dưỡng 5 năm tuổi, cao 3m, tán xoè rộng 2m.
Theo đó, để ghép chồi mới, anh Hải đã cắt bỏ ½ thân cây cũ, còn lại 1,5m, và đã ghép thành công khoảng 5.000 chồi mới, bình quân 5 – 7 chồi/cây.
“Dự kiến, 1 năm sau vườn bơ 034 mới sẽ cho trái ổn định. Việc phá bỏ vườn bơ cũ, lúc đầu có tốn kém khoảng 50 triệu đồng chi phí ghép cây. Nhưng 2 năm sau, năm 2023 sẽ thu hoạch khoảng 10 kg trái/cây, giá 1 kg bơ 034 lúc này khoảng 50.000 đồng.
Nếu không có gì thay đổi, năm 2004 sẽ tăng lên 2 tạ/cây. Xa hơn nữa, một đời cây bơ (nếu ổn định) sẽ đạt 50 tuổi, và chỉ việc thu hoạch, chăm sóc hàng năm không đáng kể, chỉ tốn kém năm đầu tiên này” – anh Hải cho biết thêm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.