Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 11 tháng 6 năm 2020 | 16:21

Giá lợn hơi giữ ở mức cao, thương lái lỗ nặng

Thương lái than lỗ tiền triệu mỗi ngày khi giá lợn hơi giữ ở mức cao, nhu cầu tiêu thụ sụt giảm, hàng ế ẩm...

Tại chợ đầu mối buôn bán lợn ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam - một trong những "thủ phủ" chăn nuôi lợn lớn nhất miền Bắc, lợn nằm trong xe xếp hàng chờ người tới mua giữa trưa hè nắng nóng.

Các giao dịch diễn ra khá trầm lắng, nhiều khoang chứa lợn bị bỏ trống vì vắng khách tới mua. Thương lái than thua lỗ, chỉ mua với số lượng ít nên khách bán lợn đành phải để lợn "nằm chờ". 

 

gia lon hoi giu o muc cao, thuong lai lo nang hinh 1
Giữa trưa hè nắng như đổ lửa, lợn được "tắm" liên tục để "giải nhiệt".

 

Theo ông Nguyễn Thế Chinh, Giám đốc Ban quản lý Chợ đầu mối gia xúc, gia cầm Hà Nam, hiện giá lợn vẫn đang ở mức cao dù đã giảm mấy giá mấy phiên gần đây. Giá lợn hơi đang dao động từ 89.000 - 94.000 đồng/kg tùy loại, và giá thay đổi theo từng ngày.

"Lượng lợn giao dịch tại chợ giảm mạnh, phiên giao dịch kết thúc sớm hơn so với trước đây. Khoảng 1 tuần nay không thấy lợn của các công ty lớn như CP, Dabaco xuất hiện tại chợ", ông Nguyễn Thế Chinh thông tin.

 

gia lon hoi giu o muc cao, thuong lai lo nang hinh 2
Lợn sau khi được đưa vào chợ đầu mối gia súc, gia cầm Hà Nam, sẽ được phân phối đi các tỉnh để tiêu thụ.

 

Trong những ngày qua, giá lợn hơi xuất chuồng tại các trại đều đang ở mức rất cao. Điều này khiến giá thịt lợn tại các chợ trở nên đắt đỏ, từ 150.000 đồng - 270.00 đồng/kg tuỳ loại. Khách mua thưa vắng, lượng lợn đổ về chợ đầu mối gia súc, gia cầm lớn nhất miền Bắc ở tỉnh Hà Nam cũng chỉ dao động từ 200 - 300 con/ngày, bằng một nửa so với bình thường vì không có lợn.

Không chỉ người tiêu dùng "khốn khổ" vì giá lợn hơi cao kéo theo giá thịt lợn đắt đỏ mà thương lái cũng không có lời, người chăn nuôi lợn gặp khó bởi con giống tăng giá từng ngày, nguồn hàng giống khan hiếm.

Chị Hoa, một thương lái tại chợ đầu mối lợn ở Hà Nam cho hay có ngày chị lỗ tiền triệu vì lợn "hao" do vận chuyển và thời tiết nắng nóng, hàng lại ế ẩm. "Mỗi con lợn hao vài kg là chuyện bình thường, trong khi đó giá thịt lợn cao nên rất khó bán. Mấy phiên nay tôi chịu lỗ mấy triệu đồng rồi nhưng vẫn phải buôn vì sợ tạm nghỉ sẽ mất khách", chị Hoa chia sẻ.

Sau thời gian dài "treo chuồng" vì dịch tả lợn châu Phi, anh Trần Như Quý tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đang tìm mua lợn giống để về tái đàn vì thấy giá lợn hơi neo ở mức cao. Song, dù đã đi hỏi nhiều nơi nhưng anh Quý vẫn chưa thể tìm mua được lợn giống để nuôi.

"Giá lợn giống rẻ nhất cũng tầm 3 triệu đồng/con khoảng 7 - 10kg. Giờ mua lợn giống rất khó, nhất là mua với số lượng ít, chỉ vài con, như gia đình tôi. Lợn nái đẻ ra ở các hộ dân thì người ta cũng giữ lại nuôi, không đến lượt mình. Mua lại từ các trại giống thì rất đắt và cũng khan hiếm lắm", anh Quý nói.

 

gia lon hoi giu o muc cao, thuong lai lo nang hinh 3
Giá lợn bị đẩy lên cao do thiếu nguồn cung.

 

Theo tính toán của anh Phạm Bá Thắng, một chủ trang trại nuôi lợn lớn ở xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, mỗi con lợn giống mua vào đã ngót nghét gần 3 triệu đồng, cao gấp đôi năm ngoái. Để có thể xuất chuồng được thì chi phí sản xuất sẽ rơi vào khoảng 6 - 7 triệu đồng/con lợn, chưa kể các chi phí đảm bảo an toàn sinh học trong thời điểm dịch tả lợn châu Phi có thể bùng phát lại bất cứ lúc nào. Như vậy, người chăn nuôi rất khó có thể tái đàn, và cũng khó có thể thu lãi.

Lý giải về nguyên nhân giá lợn giống tăng cao, ông Nguyễn Thế Chinh, Giám đốc Ban quản lý Chợ đầu mối gia xúc, gia cầm Hà Nam cho rằng đây là điều đương nhiên bởi dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại lớn về đàn lợn khiến nguồn hàng giảm sút. Lượng lợn nái bị giảm nhiều, trong khi đó, hầu hết lợn trong dân không còn nên chỉ còn một lượng lợn giống tại các công ty, trang trại chăn nuôi lớn.

Song, các công ty lớn giờ cũng giữ lợn giống để tái đàn nên lượng bán ra cũng khan hiếm. Giá thịt lợn tuy ở mức cao nhưng lái buôn vẫn thua lỗ, người nuôi thì ít có cơ hội tái đàn mà hưởng lợi, ông Chinh cho hay./.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top