Từ năm 2018 đến hết tháng 9/2019, các lực lượng chức năng đã xử lý hơn 876 vụ, xử phạt vi phạm hành chính hơn 1 tỷ đồng, thu giữ hơn 3.000 tấn đường nhập lậu. Có thể nói đường nhập lậu đang làm người trồng mía và nhiều doanh nghiệp lao đao.
Doanh nghiệp, nhà máy đường gặp khó vì đường nhập lậu (ảnh: TBDN).
Doanh nghiệp, người trồng mía gặp khó
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, hiện nước ta có 40 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, sản xuất đường. Trong niên vụ 2018-2019 các nhà máy đường sản xuất được 1.173.933 tấn đường.
Diện tích mía nguyên liệu ở nước ta giảm khoảng 30 - 60% so với các năm trước. Việc thiếu mía nguyên liệu buộc các nhà máy duy trì sản xuất công suất thấp. Trong khi đó, chi phí đầu tư mỗi 1.000m2 mía khoảng 7 triệu đồng nhưng người trồng chỉ thu được khoảng 3 - 4 triệu khiến người dân gặp khó, thua lỗ nặng, phải bỏ ruộng. Nhiều hộ dân chuyển sang trồng cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản có hiệu quả cao hơn. Hệ lụy là có 17/30 nhà máy đường thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu.
Đặc biệt, theo lộ trình cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean (ATIGA), từ ngày 1/1/2020, mặt hàng đường từ các nước trong khối ASEAN vào Việt Nam sẽ được xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu, với thuế suất nhập khẩu chỉ 5%. Theo ý kiến cho rằng, khi Hiệp định ATIGA có hiệu lực sẽ tạo ra những áp lực rất lớn đối với ngành mía đường.
Thủ đoạn tinh vi
Không chỉ gặp khó khăn trong nước, giá đường của Việt Nam hiện nay cao hơn Thái Lan đây là nguyên nhân ngành mía đường trong nước đang phải đối mặt trực diện với sự cạnh tranh bất bình đẳng dưới nhiều hình thức gian lận thương mại, trợ cấp, trợ giá, bảo hộ trá hình được tiến hành một cách tinh vi.
Theo Tổng cục Hải quan, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng đường qua biên giới vẫn tiếp tục diễn ra theo chiều hướng phức tạp, có xu hướng tăng
Khi bị lực lượng chống buôn lậu phát hiện bắt giữ, các đối tượng chống trả quyết liệt, vứt hàng bỏ chạy hoặc cho người giám sát cơ quan chức năng hoặc sử dụng bộ hồ sơ mua đấu giá đường hợp pháp để hợp thức hóa hàng lậu nhằm đối phó với các lực lượng chức năng. Vì vậy, việc bắt giữ, xử lý các đối tượng vi phạm hết sức khó khăn.
Một trong những thủ đoạn mà các đối tượng buôn lậu sử dụng phổ biến là thực hiện các hoạt động sản xuất, sang chiết, phối trộn đóng gói, sau công đoạn đóng bao mới, đường nhập lậu sẽ biến thành đường nội địa đem đi tiêu thụ. Như vậy, đường nhập lậu sẽ có nhãn mác Việt Nam.
Hay việc các kể xấu tham gia đấu giá đường từ những đợt thanh lý hàng buôn lậu, sau đó sử dụng hồ sơ đó quay vòng cả năm cho các lô đường nhập lậu khác.
Đặc biệt, đưa bao bì in trong nước, đem sang bao ở nước ngoài rồi đóng hàng đường vào đó, như vậy đường nhập lậu đã có nhãn mác Việt Nam và nếu không bắt được quả tang trên biên giới, một khi đã đưa vào kho rồi thì rất khó chứng minh có phải đường nhập lậu hay không,...
Theo ông Trương Văn Ba, Phó chánh văn phòng thường trực, Ban chỉ đạo 389 quốc gia, hơn 2 năm vừa qua, việc gian lận thương mại, buôn lậu quy mô lớn đã khiến cho 1/3 các nhà máy đường Việt Nam đóng cửa, nhiều cánh đồng mía bỏ hoang vì thua lỗ.
Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, từ năm 2018 đến hết tháng 9/2019, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện, xử lý hơn 876 vụ, xử phạt vi phạm hành chính hơn 1 tỷ đồng, thu giữ hơn 3.000 tấn đường nhập lậu trị giá trên 12 tỷ đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là vi phạm về nhãn hàng hóa, đường không rõ nguồn gốc xuất xứ...
Truy xuất nguồn gốc mặt hàng đường
Trước tình trạng đường nhập lậu nói trên, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đề xuất, cần đưa yêu cầu truy xuất nguồn gốc mặt hàng đường thành yêu cầu bắt buộc đối với mọi cơ sở sản xuất chế biến đường.
Hệ thống truy xuất cần kết hợp với công nghệ như sử dụng mã QR code nhằm giúp các cơ quan chức năng kiểm tra được tính hợp pháp và xuất xứ hàng hóa một cách nhanh chóng, đối phó hữu hiệu hơn vấn nạn đường nhập lậu và gian lận thương mại đường nhập lậu.
Cùng với đó, đề xuất sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư, đưa các hoạt động sản xuất, sang chiết, phối trộn đóng gói đường vào danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trong điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở sản xuất thực phẩm đối với mặt hàng đường phải có hợp đồng nhượng quyền sản xuất sang chiết, phối trộn, đóng gói mặt hàng đường với một đơn vị thành viên sản xuất của Hiệp hội mía đường Việt Nam.
Tăng cường công tác điều tra, xử lý những công chức có hành vi bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu và gian lận thương mại đường nhập lậu; thực hiện việc luân chuyển công chức theo đúng quy định. Đặc biệt, là tại các thị trường lớn dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng; Điều chỉnh quy định thanh lý đường nhập lậu, chỉ cho phép các đơn vị có giấy phép tham gia đấu giá; Tăng mức xử phạt với hành vi vi phạm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…