Đó là những phụ nữ tranh thủ lúc nông nhàn, hoặc con cái đã ở riêng, về Thủ đô bán hàng rong, kiếm thêm thu nhập.
Chị Nguyễn Thị Yến, xã Yên Hoà, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, cho biết, chị có 3 người con, 2 trai, 1 gái, tất cả đã có gia đình riêng. Chị đi bán hàng rong ở Hà Nội đã vài năm nay, chủ yếu dọc vỉa hè phố Thuỵ Khuê. Tối về nghỉ trọ ở bãi Phúc Xá, gần chân cầu Long Biên, để sáng mai đi lấy hàng cho tiện
Chị Yến tranh thủ “chợp mắt” khi phố vắng khách qua lại
Theo đó, 1 ngày của chị Yến bắt đầu từ sáng sớm, và kết thúc lúc 8-9h tối.
Ngày nào cũng vậy, chị dậy lúc 6h sáng, ra chợ Long Biên, ăn sáng xong, mua hoa quả, mùa nào thức ấy, và bắt đầu hành trình một ngày rong ruổi trên đường phố.
Hiện, đang là mùa hè, nên gánh hàng của chị có nho và đào, khoảng 25 – 30kg. Bán từ sáng đến tối thì vừa hết, nếu không hết phải đem về mai lại bán tiếp, nhưng thường cố gắng bán hoà vốn hết trong ngày.
Chợ Long Biên, đủ các loại trái cây trên khắp vùng miền, chị không biết xuất xứ, nhưng nho hôm nay thì của Trung Quốc; đào cũng có nhiều loại, đào mỏ nhọn của Sa Pa, còn loại tròn đỏ rực, nhưng ăn mềm, không giòn như đào Sa Pa thì có lẽ của Trung Quốc.
Hành trình một ngày rong ruổi của chị, chủ yếu trên phố Thuỵ Khuê, và ngược lên đường Lạc Long Quân, mệt đâu thì ngồi nghỉ và bán hàng ở đấy. Ngày gặp may mắn, lãi 300.000 đồng, trung bình 200.000 đồng, ngày ít chỉ được 100.000 đồng.
Buổi sáng ăn xôi ở chợ Long Biên, chỉ 5.000 đồng; buổi trưa, tối, ăn “cơm bụi” dọc đường, khoảng 15 - 20.000 đồng/bữa; tối về nhà ngủ trọ 20.000 đồng/tối, cùng với 3- 4 chị em, đều là người Hưng Yên.
Chồng chị ở nhà một mình, nhà có ruộng, vườn, cấy lúa, trồng ngô, trồng ổi, mỗi thứ một ít, và chăn nuôi gà, nhưng thu nhập thấp.
Do công việc ít, nên chồng chị tự đảm nhận được, đến mùa vụ, chị có thể ở nhà vài ngày để phụ giúp, xong việc lại đi. Từ Hà Nội về Hưng Yên không xa lắm, nên chị cũng yên tâm.
Mấy chị em ở cùng phòng trọ với chị Yến, chủ yếu đi xe thồ, chở được nhiều mặt hàng hơn, khoảng 70 – 80 kg, không phải gánh và cũng bán được nhiều hơn, nhưng tối cũng về muộn hơn, 21 – 22 h mới về đến nhà.
Những chiếc xe thồ quen thuộc ở phố Thuỵ Khuê
Đi xe thồ bán được nhiều hàng, lãi cũng cao hơn, nhiều nhất khoảng 400.000 đồng/ngày, hoặc 300.000 đồng, ít nhất 200.000 đồng. Nhưng cũng có khi “âm” 100.000 đồng, và ế tới 20 - 30 kg/ngày, hàng phải đưa về, mai bán tiếp, giá cũng thấp hơn…
“Nhìn chung, chị em ở quê ra đi chợ, ăn uống, chi tiêu rất tiết kiệm, nếu chỉ gánh hàng rong như tôi, trừ chi phí hàng ngày, tiết kiệm được khoảng 2,5 - 3,5 triệu đồng/tháng.
Chị em đi xe thồ, thu nhập khá hơn, khoảng 4 – 5 triệu đồng/người/tháng. Cứ rong ruổi trên đường phố như vậy quanh năm, mỗi tháng bình quân về nhà 2 lần, nếu có việc quan trọng phải về nhiều hơn” – Chị Yến chia sẻ.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.