Ngày 17/6, Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM Hà Nội tổ chức họp báo, bàn việc kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm OCOP, công nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố, lần thứ nhất năm 2020.
Chủ trì và tham dự buổi Họp báo, ông Nguyễn Văn Chí Phó chánh Văn phòng Điều phối XDNTM Hà Nội, và bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam.
Họp báo kết nối giao thương sản phẩm OCOP
Được biết, chuỗi sự kiện nói trên, dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ 26 – 28/6/2020) tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, số 91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chuỗi sự kiện trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP sẽ có trên 100 chủ thể tham gia, với 5 nhóm sản phẩm: Đồ uống, thảo dược, thực phẩm, vải và may mặc, đồ lưu niệm - nội thất - trang trí.
Đó cũng chính là các sản phẩm OCOP đã được Hà Nội công nhận đạt 3 sao trở lên, sản phẩm đăng ký dự thi Chương trình OCOP năm 2020, sản phẩm làng nghề của Thủ đô.
Ngoài ra, chuỗi sự kiện còn tổ chức hội thảo kết nối giao thương các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP năm 2020.
Sôi nổi nhất là việc trao đổi kinh nghiệm, giữa các chủ thể có sản phẩm OCOP, với các nhà phân phối, làm sao để có tiếng nói chung, và đảm bảo quyền lợi của các bên. Địa điểm để giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên toàn Thành phố, nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm...
Điều quan trọng, trong dịp này, Thủ đô Hà Nội sẽ công bố quyết định công nhận 275 sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2019 (trước đó, cuối năm 2019, Hà Nội đã trao quyết định cho 26 sản phẩm OCOP), nâng tổng số sản phẩm OCOP được công nhận của Thủ đô lên 301 sản phẩm.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Chí, Chánh Văn phòng XDNTM hà Nội, cho biết: “Những sản phẩm đã được cấp sao OCOP ở các tỉnh thành, giấy tờ chứng nhận còn nhiều hơn cả các giấy tờ để đưa sản phẩm vào siêu thị. Vì vậy, các đơn vị chỉ cần có chứng nhận sản phẩm OCOP sẽ vào siêu thị dễ dàng hơn, hàng hoá lưu thông dễ dàng hơn”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…