Sáng nay 18/5), Hải Dương tổ chức một loạt sự kiện xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà, như: mở vườn hái vải xuất khẩu, cắt băng những chuyến vải đầu tiên xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Mỹ, Úc, EU, Singapore…
Hội nghị hôm nay đã kết nối trực tuyến với 36 điểm cầu chính trong và ngoài nước, trong đó, có năm điểm cầu trong nước và 31 điểm cầu nước ngoài ở 12 quốc gia. Ngoài ra, còn có nhiều điểm cầu phụ. Có gần 300 nhà nhập khẩu nước ngoài giao thương trực tuyến với các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo Sở NN&PTNT Hải Dương, hiện nay, toàn tỉnh có 9.168 ha vải thiều (Thanh Hà: 3.328 ha, Chí Linh: 3.548 ha; vải thiều sớm khoảng 30% diện tích, tập trung ở Thanh Hà và một phần ở Ninh Giang, Thanh Miện; vải thiều chính vụ 70% diện tích, tập trung ở Thanh Hà, Chí Linh), dự kiến sản lượng vải quả 55.000 tấn.
Trong đó, diện tích sản xuất theo quy trình GlobalGAP: 45 vùng, diện tích 450ha, sản lượng dự kiến 2.500tấn. Diện tích sản xuất theo VietGAP: 6.300ha (trong đó: Thanh Hà: 3.300ha; Chí Linh 3.000ha). Diện tích được cấp chứng nhận GAP: 1.000ha (trong đó, 50ha GlobalGAP cấp mới năm 2021; 500ha VietGAP cấp mới năm 2021 và 450ha duy trì những năm trước). Diện tích được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, tổng diện tích khoảng 8.000ha.
Hiện, vải thiều trà sớm (U trứng) đang thu hoạch (một số diện tích cực sớm đã cho thu hoạch từ ngày 26/4); vải thiều trà trung (U hồng, U thâm, lai Thanh Hà), đang đẫy cùi, báo mã; trà vải thiều chính vụ đang giai đoạn quả non, một số diện tích đang làm cùi. Dự kiến, trà vải thiều sớm và trà vải thiều trung khoảng 30 nghìn tấn; trà vải thiều chính vụ khoảng 25 nghìn tấn, tăng khoảng 15 nghìn tấn so với niên vụ năm 2020.
Đánh giá cao những kết quả mà Tỉnh Hải DƯơng đã đạt được, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đề nghị Hải Dương trong thời gian tới, cần định hướng phát triển cây vải theo hướng tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu; có giải pháp tích hợp đa giá trị trong xây dựng thương hiệu nông sản.
Sau lễ cắt băng, các đồng chí lãnh đạo đã đi thăm vườn vải theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và cùng trải nghiệm hái vải. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng đã giới thiệu với lãnh đạo các bộ, ngành về quả vải thiều sớm. Đây là loại quả mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân Thanh Hà. Chất lượng vải bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu, tiêu thụ ở các thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Mỹ, EU...
Cũng tại buổi lễ có các Công ty: CP Ameii Việt Nam, TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Rồng Đỏ đã chuẩn bị 3 xe container với 100 tấn vải xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Mỹ, EU...
Trước đó, ngày 14/5, vải thiều Thanh Hà chính thức lên sàn thương mại điện tử Lazada. Đây là kết quả hợp tác giữa Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương tỉnh Hải Dương, Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Rồng Đỏ và nền tảng thương mại điện tử Lazada Việt Nam. Ngày 15/5, Sở Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông Hải Dương, Tổng Công ty Cổ phần bưu chính Viettel chi nhánh Hải Dương (Viettel Post Hải Dương) phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Hà đã chính thức công bố đưa quả vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) lên sàn thương mại điện tử voso. |
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.