Huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), có nhiều điều kiện để phát triển ngành nông nghiệp hàng hoá tập trung. Hiện, nhiều sản phẩm nông nghiệp của huyện đã được cấp chỉ dẫn địa lý, đăng ký nhãn hiệu, công nhận sản phẩm OCOP từ đó nâng cao giá trị kinh tế.
Những năm gần đây, huyện đẩy mạnh tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, dành nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, tăng giá trị gia sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Hàm Yên đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp gồm 3 cây chủ lực là cam gần 7.000 ha, chè 2.150 ha, gỗ rừng trồng; phát triển chăn nuôi 3 con chủ lực gồm vịt bầu, trâu, cá sông Lô.
Sản phẩm cam sành Hàm Yên đã được cấp chỉ dẫn địa lý khẳng định được thương hiệu, chất lượng.
Bên cạnh đó, huyện phát triển một số sản phẩm tiềm năng như: chanh tứ quý, bưởi, thanh long… gắn với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” để tập trung phát triển liên kết thành chuỗi giá trị. Đến nay, sản phẩm cam sành Hàm Yên của huyện đã được cấp chỉ dẫn địa lý, 7 sản phẩm đăng ký nhãn hiệu, 1 sản phẩm OCOP đạt 4 sao, 5 sản phẩm OCOP đạt 3 sao. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp của huyện lớn nhất tỉnh với 20 liên kết sản xuất nông nghiệp nông thôn, trong đó 16 liên kết trồng trọt, 4 liên kết chăn nuôi; 3 dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới…
Thời gian tới, Hàm Yên xác định tập trung vào các giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng, thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm; phát triển lâm nghiệp bền vững với các tiêu chí cụ thể như quy hoạch diện tích rừng gỗ lớn, phát triển cây dược liệu dưới tán rừng, mô hình du lịch sinh thái rừng, củng cố đổi mới kinh tế tập thể, giải pháp tiêu thụ nông sản, thực hiện mở rộng diện tích nông nghiệp tốt, nông nghiệp VietGAP, hữu cơ.
Phát biểu tại buổi làm việc mới đây với huyện Hàm Yên, ông Nguyễn Thế Giang, Phó Chủ tịch Tuyên Quang yêu cầu, huyện cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án của tỉnh đã ban hành; cơ cấu lại tổ chức sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm; quan tâm phát triển mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ liên quan đến các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh như: Cây cam sành, chanh tứ quý, thanh long chè, gỗ rừng trồng. Huyện tăng cường phối hợp với các ngành kết nối tiêu thụ sản phẩm, nông sản đặc sản của huyện…
Xây dựng, phát triển các sản phẩm theo tiêu chuẩn; thực hiện công tác dự báo, dự tính đầu vào, đầu ra của sản phẩm tránh tình trạng mất cân bằng cung cầu; mở rộng diện tích rừng FSC, rừng gỗ lớn, trồng dược liệu dưới tán rừng thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông, lâm, thủy sản để nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững... giữ vững vị trí huyện đi đầu về sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa; tạo chuyển biến rõ nét về nông thôn mới, phấn đấu đưa huyện Hàm Yên hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2025.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.