Hành trình ra thế giới của sữa Việt : Cơ duyên với tỉ phú Thụy Điển
Nhà máy sữa NutiFood Sweden AB, kết quả của cái bắt tay giữa Tập đoàn Backahill của tỉ phú Erik Paulsson và Công ty NutiFood đã chính thức vận hành.
Một bên được mệnh danh là "vua bất động sản của Thụy Điển", một bên là "ông trùm" sữa đặc trị trẻ em Việt Nam, 2 người làm ở 2 lĩnh vực không liên quan nhưng cơ duyên đã đưa họ đến với nhau và mở ra cơ hội đưa thương hiệu sữa Việt ra thế giới.
Ngày 27/5, tại Stockholm (Thụy Điển), nhà máy sữa mang tên NutiFood Sweden AB - kết quả của cái bắt tay giữa Tập đoàn Backahill của tỉ phú Erik Paulsson và Công ty NutiFood sẽ chính thức vận hành. Thế nhưng câu chuyện về cơ duyên giữa tỉ phú bất động sản Thụy Điển với sữa Việt vẫn gây tò mò cho nhiều người.
Cuộc gặp bất ngờ ở sân bay Đan Mạch
Cuộc điện thoại của một nhà cung cấp nguyên liệu lâu năm cho NutiFood đã cắt ngang chuyến du lịch châu Âu hè năm 2018 với gia đình của Chủ tịch HĐQT NutiFood, ông Trần Thanh Hải một cách bất ngờ. Từ Hà Lan, ông Hải đáp chuyến bay xuống Đan Mạch, nơi chỉ cách trang trại của tỉ phú Erik Paulsson ở Thụy Điển 1 giờ chạy xe để có mặt trong cuộc gặp gỡ với tỉ phú Erik Paulsson do nhà cung cấp này kết nối.
Ông Erik Paulsson vừa mua một khu công nghiệp rộng hơn 5ha tại Bjuv (miền Nam Thụy Điển), nơi được mệnh danh là vùng nông nghiệp tốt nhất Bắc Âu. Trong trang trại này có một nhà máy sữa do người Pháp đầu tư, chỉ có điều, ông Erik Paulsson chưa bao giờ sản xuất, kinh doanh sữa. Thế nên khi được giới thiệu về NutiFood, ông Erik Paulsson hết sức hào hứng, thậm chí "đòi" đưa máy bay qua đón ông Hải qua Thụy Điển khi buổi gặp gỡ chính thức được xác nhận.
"Mới chỉ là cuộc gặp gỡ đầu tiên, mình chưa làm ăn gì với người ta mà họ nhiệt tình thế khiến tôi vừa cảm kích, vừa ái ngại nên từ chối việc đưa đón mà tự book vé bay qua" - ông Trần Thanh Hải kể.
Không đón được bằng máy bay, ông Erik Paulsson đích thân ra sân bay đón ông Hải. "Khi nghe nhà cung cấp nói, tôi vẫn không tin. Các doanh nghiệp Việt Nam rất trân trọng, chu đáo với đối tác, luôn cho xe ra tận sân bay nhưng đích thân đi đón thì hiếm lắm. Đằng này người ta đường đường là tỉ phú thế giới, 2 bên còn chưa gặp nhau, cũng chưa làm ăn gì với nhau... nên tôi nghĩ, chắc ông môi giới này... nổ" - ông Hải thú nhận. Thế nhưng tỉ phú Erik Paulsson ra đón ông Hải tận sân bay thật. Cơ duyên giữa vua bất động sản Thụy Điển và nhà cung cấp sữa đặc trị trẻ em số 1 Việt Nam có thể nói đã ngầm được xác nhận ngay từ cái bắt tay tại sân bay Đan Mạch mùa hè năm 2018.
Nhưng phải đến khi đi thăm khu công nghiệp sản xuất nông nghiệp bền vững của tỉ phú Erik Paulsson thì với NutiFood, đây không còn là cơ duyên mà là may mắn. Theo ông Trần Thanh Hải, trong ngành sữa, vùng nguyên liệu là yếu tố quan trọng hàng đầu, mà tỉ phú Erik Paulsson lại đang sở hữu vùng nguyên liệu không thể tuyệt vời hơn. Công ty Foodhills (thuộc Tập đoàn Backahill) tọa lạc ở miền nam Thụy Điển, nơi được mệnh danh là vùng nông nghiệp tốt nhất Bắc Âu.
Xung quanh Foodhills có khoảng 2.500 nông trại đạt tiêu chuẩn organic, là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho các nhà máy chế biến thực phẩm, đặc biệt các sản phẩm organic. Năm 2016, Tập đoàn Backahill thành lập công ty Foodhills với nhiệm vụ xây dựng một trung tâm sản xuất lương thực bền vững tại Bjuv với mục tiêu biến nơi đây thành trung tâm cung cấp thực phẩm cho toàn bộ châu Âu. Thời điểm ông Hải gặp tỉ phú Erik Paulsson, Foodhills đang kêu gọi nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực thực phẩm, chế biến sữa để thiết lập khu công nghiệp sản xuất nông nghiệp bền vững. Đây cũng là giai đoạn NutiFood đang nỗ lực thực hiện lộ trình vươn ra thế giới. NutiFood Sweden AB đã hình thành trong mối cơ duyên và may mắn đó.
Sữa Việt sẽ từ Thụy Điển ra thế giới
Dù ông Trần Thanh Hải luôn nói việc liên doanh với Tập đoàn Backahill của tỉ phú Erik Paulsson là cơ duyên, may mắn nhưng thực tế, hành trình đi ra thế giới của NutiFood đã được xây dựng và thực hiện với một chiến lược cụ thể và bài bản. Đầu năm 2018 NutiFood được cấp chứng nhận FDA của Mỹ sau gần 2 năm cả công ty dồn tâm huyết, thời gian, sức lực để đáp ứng các yêu cầu của tổ chức này về kiểm định quy trình, sản phẩm, nghiên cứu công thức, khẩu vị thích hợp với người tiêu dùng... Chứng nhận FDA không chỉ là visa đưa sản phẩm sữa Việt vào thị trường Mỹ mà nó cũng như một sự "bảo hành" về chất lượng, uy tín của NutiFood trong việc liên doanh, liên kết với các đối tác lớn trên thế giới để mở rộng quy mô ra toàn cầu.
Chính tỉ phú Erik Paulsson trong lần đầu tiên tới Việt Nam thừa nhận, một trong những lý do Tập đoàn này chọn hợp tác với NutiFood vì ấn tượng với việc NutiFood có được chứng chỉ FDA của Mỹ. Đây là chứng nhận với những điều kiện hết sức khắt khe mà rất nhiều công ty sản xuất thực phẩm muốn có được bởi nó là visa giúp họ xuất khẩu được sản phẩm vào thị trường rộng lớn và tiềm năng này. Nhưng quan trọng hơn, cả 2 ông chủ của 2 công ty đều có chung tầm nhìn, quan điểm về vấn đề môi trường, cộng đồng, trách nhiệm xã hội, về sản phẩm dinh dưỡng hữu cơ... nên ngay sau cuộc gặp đầu tiên, 2 bên nhanh chóng xúc tiến các bước tiếp theo.
Đến cuối năm 2018, chỉ vài tháng sau cuộc gặp mặt đầu tiên, tỉ phú Erik Paulsson đã bay qua Việt Nam ký biên bản hợp tác với NutiFood, chính thức "tác thành" cho mối cơ duyên này. Và cũng chỉ khoảng nửa năm sau biên bản đó, hôm nay, NutiFood Sweden AB đã công bố chính thức vận hành để cho ra những sản phẩm dinh dưỡng hữu cơ không chỉ thỏa mãn các tiêu chuẩn quốc tế mà còn đáp ứng khẩu vị và nhu cầu dinh dưỡng cho người tiêu dùng toàn cầu. Trên tất cả, NutiFood Sweden AB mang khát vọng đưa thương hiệu sữa Việt của một doanh nhân Việt.
"Thụy Điển là đất nước cung cấp thực phẩm đạt chuẩn organic cao hàng đầu thế giới, đặc biệt là sữa. Sau này chúng tôi sẽ tập trung sản xuất dòng sản phẩm oganic theo tiêu chuẩn của Thụy Điển với thương hiệu Nutifood Sweeden AB. Đó là thương hiệu sữa của VN. Đưa thương hiệu sữa Việt ra thế giới là ước mơ của Nutifood từ rất lâu rồi nhưng giờ chúng tôi mới có cơ duyên để thực hiện."- ông Trần Thanh Hải chia sẻ.
Theo Forbes, tỉ phú Erik Paulsson, Chủ tịch của Backahill có tổng tài sản vào khoảng 1,4 tỷ USD, đứng thứ 1867 thế giới năm 2018. Ông là một trong những tỷ phú tự thân nổi tiếng nhất Thụy Điển, còn được người Thụy Điển gọi là “vua bất động sản”.
Trong 3 năm liên tục từ năm 2016 cho đến nay, sản phẩm GrowPLUS+ sản phẩm đặc chế cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi của NutiFood được tổ chức nghiên cứu thị trường quốc tế Nielsen chứng nhận là sản phẩm tiêu thụ số 1 ngành sữa đặc trị trẻ em Việt Nam, vượt qua nhiều công ty đa quốc gia hùng mạnh.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.