Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 7 tháng 2 năm 2020 | 13:24

Hiệu quả gấp 6 lần trồng lúa: Phú Thọ phát triển cây bưởi

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang được Phú Thọ triển khai khá hiệu quả. Nổi bật là việc tỉnh chú trọng phát triển cây bưởi.

tr11d.JPG
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ (thứ 2 từ trái sang) cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo huyện Đoan Hùng kiểm tra, chỉ đạo sản xuất bưởi.

 

Mở rộng diện tích trồng bưởi

Năm 2016, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Kế hoạch 5023/KH-UBND ngày 03/11/2016 về việc phát triển cây bưởi đặc sản Đoan  Hùng và bưởi Diễn giai đoạn 2016 – 2020. Chính sách thiết thực này đã đi vào cuộc  sống, được chính quyền và nhân dân đồng tình thực hiện, diện tích bưởi ngày một mở rộng, nhiều mô hình mới được chuyển giao, tạo công ăn việc làm cho khá nhiều lao động; đồng thời đã phát huy tốt hiệu quả sử dụng đất và các thế mạnh của mỗi địa phương.

Thông qua đó, bưởi đặc sản Đoan Hùng đã không ngừng được mở rộng diện tích, người dân ý thức hơn trách nhiệm về giá trị nông sản quý của quê hương.

Hết năm 2019, tổng diện tích bưởi của Phú Thọ đạt 4.206,9ha; trong đó, có 1.417ha bưởi đặc sản Đoan Hùng, 2.627,6ha bưởi Diễn. Ngoài ra, tại nhiều địa phương, người dân đã chủ động trồng thử nghiệm các loại bưởi khác như bưởi Xuân Vân, bưởi da xanh, bưởi đỏ,... Năm 2019, tổng sản lượng bưởi toàn tỉnh ước đạt 31.740 tấn, trong đó bưởi Đoan Hùng 13.530 tấn, bưởi Diễn 16.800 tấn.

Coi trọng xây dựng thương hiệu

Bưởi Đoan Hùng có quả hình cầu dẹt, chín màu vàng sáng, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, ăn ngọt mát, mùi thơm đặc trưng. Thời điểm thu hoạch và tiêu thụ chủ yếu từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, trong đó tập trung cao điểm vào dịp Tết Nguyên đán.

Bưởi Đoan Hùng có nhiều loại nhưng nhãn hiệu nổi tiếng vẫn là  bưởi Sửu (xã Chí Đám) và giống bưởi Bằng Luân (xã Bằng Luân). Bưởi Sửu cho thu nhập bình quân 600 triệu đồng/ha; bưởi Bằng Luân  khoảng 400 triệu đồng/ha.

So sánh với các cây trồng khác, 1ha bưởi thu nhập cao gấp 6 lần trồng lúa, gấp 20 lần  cây lâm nghiệp, gấp 5 lần cây chè.

Ông Đỗ Quốc Đoàn, xã viên HTX sản xuất kinh doanh bưởi Sửu (thôn Chí, xã Chí Đám) chia sẻ: Gia đình có khoảng 40 gốc bưởi các loại, trong đó bưởi Sửu có 20 gốc. Năm 2019, riêng 20 gốc bưởi Sửu cho thu nhập 100 triệu đồng. “Bưởi Sửu bán với giá 70.000 - 80.000 đồng/quả. Loại này thường được người dân, cá nhân, cơ quan, tổ chức mua làm quà biếu”, ông Đoàn nói.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đoan Hùng, cho biết: Hàng năm, UBND huyện đều xây dựng kế hoạch và triển khai ứng dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến nhằm phục hồi và phát triển bền vững bưởi đặc sản Đoan Hùng. Nhiều hộ dân có thu nhập khá cao và ổn định, như gia đình ông Nguyễn Minh Chính (thôn 13, xã Bằng Luân) có 150 cây bưởi, thu nhập trên 200 triệu đồng/năm;  ông Trương Văn Lễ (thôn 13, xã Bằng Luân) có 100 cây bưởi, thu nhập 250 triệu đồng/năm; ông Nguyễn Minh Mạch (thôn Chí 2, xã Chí Đám) có 50 cây bưởi, thu nhập 100 triệu đồng/năm,...

Bên cạnh đó, UBND huyện còn coi trọng việc tìm kiếm thị trường, quảng bá và bảo vệ thương hiệu, không ngừng nâng cao nhận thức về giá trị thương hiệu bưởi đặc sản Đoan Hùng...; xây dựng 1 quầy giới thiệu sản phẩm bưởi đặc sản tại Trung tâm huyện.

Với cách làm bài bản, Phú Thọ sắp cán đích mục tiêu 1.500ha bưởi đặc sản Đoan Hùng trong năm 2020.

 

 

Đình Hợi
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top