Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 22 tháng 6 năm 2024  
Thứ tư, ngày 8 tháng 9 năm 2021 | 9:43

Hòa Bình, nhiều giải pháp phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững

Hoà Bình là một trong những địa phương được đánh giá có trình độ thâm canh cây cam tốt, năng suất bình quân cây ăn quả có múi cao nhất cả nước, đạt khoảng 22 tấn/ha. Để nâng cao giá trị sản phẩm nông sản chủ lực Hoà Bình đang triển khai nhiều giải pháp.

Năng suất bình quân cao nhất cả nước

Hiện, diện tích cây ăn quả có múi (CAQCM) của Hoà Bình đạt 10.840 ha, trong đó, cây cam và bưởi được xác định là 2 sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Do đó, việc xây dựng các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, chính sách để đầu tư phát triển được tỉnh này quan tâm, chỉ đạo thực hiện.

 

Năng suất bình quân CAQCM ở Hoà Bình cao nhất cả nước đạt khoảng 22 tấn/ha.

 

Ông Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình cho biết, 6 tháng đầu năm, diện tích CAQCM tuy giảm 780 ha so với năm 2020 nhưng sản lượng tăng, do diện tích kinh doanh đến thời kỳ thu hoạch và trình độ thâm canh của người dân ngày càng cao. Tỉnh cũng là một trong những địa phương được đánh giá có trình độ thâm canh cây cam tốt nhất, năng suất bình quân CAQCM cao nhất cả nước khoảng 22 tấn/ha, trong khi năng suất bình quân cả nước chỉ đạt khoảng trên 10 tấn/ha. Sản lượng cam thu hoạch 6 tháng đầu năm đạt 22.163,5 tấn, sản lượng bưởi đạt 14.726 tấn; so với cùng kỳ năm 2020, sản lượng cam bằng 109,79%, bưởi bằng 113,32%. 

Để đạt những kết quả nói trên, tỉnh Hoà Bình đã chỉ đạo ngành chuyên môn, các địa phương quan tâm nghiên cứu, chuyển giao biện pháp, kỹ thuật canh tác cho các cơ sở, HTX, hộ sản xuất nhằm cải tạo, phục hồi, nâng cao chất lượng mẫu mã quả, xây dựng thương hiệu… Thực hiện đề án “Xây dựng và phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”, ngành Nông nghiệp tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm.

Tỉnh Hoà Bình hiện có 100 chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn, trong đó, 39 chuỗi sản xuất quả có múi với quy mô 3.702,48 ha, sản lượng đạt 63.510,6 tấn/năm. Nhiều mô hình sản xuất liên kết của các HTX, hộ sản xuất áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ, VietGAP như: HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc - Hòa Bình, xã Tử Nê (Tân Lạc); HTX 3T nông sản Cao Phong, khu 1, thị trấn Cao Phong (Cao Phong); HTX nông trại xanh Gfarm    Việt Nam, thôn Đồng Huống, xã Thống Nhất (Lạc Thủy)…

Phát triển theo hướng bền vững

Kết quả đạt được là vậy, nhưng việc phát triển sản xuất CAQCM ở Hoà Bình đang đối mặt với nhiều thách thức như: ồ ạt trồng không nằm trong quy hoạch khiến giá bán giảm, thiếu thị trường tiêu thụ. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là quả ăn tươi, chưa có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia trong khâu chế biến, chế biến sâu.

 

 Để nâng cao giá trị sản phẩm nông sản chủ lực thời gian tới Hoà Bình sẽ triển khai nhiều giải pháp.

 

Phát triển sản xuất - tiêu thụ theo chuỗi còn chậm, chủ yếu tiêu thụ qua tư thương. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, chất lượng quả chưa đồng đều, mẫu mã sản phẩm chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Kỹ thuật canh tác, chăm sóc của nông dân thiếu bài bản trong phát hiện, xử lý các loại sâu bệnh gây hại trên những diện tích trồng tái canh. Ở những địa phương mới phát triển CAQCM, nông dân còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm canh tác, phòng trừ sâu bệnh...

Trước những thách thức nói trên, để phát triển bền vững vùng sản xuất CAQCM, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sản chủ lực, trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp xác định tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, tập trung đẩy mạnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch đã phê duyệt, chú trọng phát triển các vùng sản xuất tập trung, hàng hóa lớn.

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân trồng các loại cây phù hợp thổ nhưỡng; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, phòng trừ sâu bệnh vào sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào các khâu của quá trình sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm. Từng bước thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển công nghiệp sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm CAQCM; cùng với đó, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, làm tốt công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm…

Theo ông Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình, Sở đã tích cực tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt Đề án tái canh CAQCM đến năm 2030, trong đó, diện tích tái canh cam Cao Phong 1.500 ha.

Bên cạnh đó, chỉ đạo đơn vị chuyên môn, các địa phương đẩy mạnh ứng dụng KHCN, tăng cường công tác phòng trừ sâu bệnh, đưa những bộ giống mới vào sản xuất. Cân đối lại các giống chín sớm, trung bình và chín muộn; đưa những giống ít và không hạt, có chất lượng tốt vào trồng rải vụ để đảm bảo nhóm giống chín muộn tăng lên, giảm biên độ nhóm chín trung bình nhằm đẩy giá thành chung của sản phẩm tăng lên. Thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, ngành nông nghiệp duy trì diện tích CAQCM đến năm 2025 là 14.000 ha.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Báo chí với công tác giảm nghèo bền vững ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị

    Báo chí với công tác giảm nghèo bền vững ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị

    Giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Để hoàn thành mục tiêu, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc đồng bộ, báo chí đã có đóng góp không nhỏ, nhất là với nhiệm vụ và vai trò của mình, làm thay đổi nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo bền vững, trong đó có hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị.

  • Báo chí góp phần xây dựng thành công NTM ở Quảng Trị

    Báo chí góp phần xây dựng thành công NTM ở Quảng Trị

    Cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân, với những bài viết sâu sắc, có ý nghĩa và sức lan tỏa tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực, báo chí đã góp phần không nhỏ vào công cuộc chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Quảng Trị.

  • Tự hào là nhà báo của nhà nông

    Tự hào là nhà báo của nhà nông

    “Yêu người bao nhiêu ta càng yêu nghề bấy nhiêu”, và yêu những người nông dân bao nhiêu, tôi càng yêu nghề báo bấy nhiêu.

Top